TheơchếtàichínhđốivớidựánđườngsắtthíđiểmcủaHàNộivàTPHồChíkết quả bóng đá azerbaijano đó, Thông tư quy định cơ chế tài chính áp dụng đối với Dự án; thủ tục giải ngân vốn vay EIB; thủ tục kiểm soát chi; Hạch toán NSNN; Chế độ báo cáo...
Đối với phần quy định về đồng tiền giải ngân, đồng tiền nhận nợ, tài khoản vốn vay EIB, lãi phát sinh và ngày nhận nợ trong thủ tục giải ngân vốn vay EIB được quy định cụ thể như sau:
Bộ Tài chính sẽ mở một tài khoản tại một NHTM để tiếp nhận các khoản giải ngân từ EIB (gọi là Tài khoản đặc biệt (TKĐB)). Tổng số đợt giải ngân từ EIB về TKĐB tối đa không quá 10 đợt và giá trị mỗi đợt tối thiểu là 5.000.000EUR/đợt (Năm triệu Euro/đợt).
Chủ dự án mở Tài khoản dự án tại NHTM phục vụ Dự án ( gọi là Tài khoản Dự án) để tiếp nhận nguồn vốn do Bộ Tài chính chuyển về từ Tài khoản đặc biệt để thanh toán các nội dung chi của Dự án.
EIB thực hiện giải ngân trên cơ sở đơn đề nghị giải ngân của Bộ Tài chính kèm theo công văn đề nghị giải ngân của Chủ dự án kèm theo các chứng từ thanh toán liên quan.
Chậm nhất 20 ngày làm việc trước ngày dự kiến giải ngân, Chủ dự án gửi cho Bộ Tài chính công văn đề nghị giải ngân. Trong vòng tối đa 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ của Chủ dự án, Bộ Tài chính gửi Đơn đề nghị giải ngân để EIB chuyển tiền vào TKĐB.
Trong vòng tối đa là 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Đơn đề nghị giải ngân của Bộ Tài chính, EIB sẽ xem xét, chuyển tiền vào TKĐB nếu chấp nhận thanh toán (hoặc sẽ có văn bản gửi Bộ Tài chính thông báo rõ lý do nếu không chấp nhận thanh toán).
Thông tư có hiệu lực thi hành từ ngày 8/10/2013./.
PĐT