88Point88Point

【tỷ số nhât bản】Giải pháp nào để xây dựng hệ thống an sinh xã hội bền vững?

bhxh

Đại lý thu vận động tham gia BHXH tự nguyện tại Hà Nội.

Khó khăn trong xây dựng chính sách

Tại hội thảo quốc tế “Phát triển hệ thống ASXH bền vững - Hàm ý và cơ hội đối với Việt Nam” diễn ra mới đây,ảiphápnàođểxâydựnghệthốngansinhxãhộibềnvữtỷ số nhât bản Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Đào Việt Ánh cho biết, BHXH Việt Nam đang đối mặt với thách thức về mặt quản lý, xây dựng chính sách. Theo ông Ánh, tại Việt Nam diện bao phủ BHXH khu vực phi chính thức tăng nhanh qua từng năm, nhưng cũng mới chỉ đạt 32% người dân tham gia BHXH và vẫn còn 10% người dân chưa có bảo hiểm y tế (BHYT). Tiếp đó là thách thức về quản lý chi phí khám chữa bệnh BHYT. Phương thức thanh toán đang áp dụng là thanh toán theo dịch vụ. Tuy nhiên, trong điều kiện chi phí ngày càng nâng cao, cơ sở khám chữa bệnh thực hiện cơ chế tự chủ, Chính phủ áp dụng không tăng mức đóng thì việc quản lý chi phí khám chữa bệnh BHYT thực sự là một thách thức. Một thách thức nữa là vấn đề thiết kế tổ chức thực hiện các chính sách ASXH trong bối cảnh già hóa dân số và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Việt Nam là nước có độ mở kinh tế cao, nên việc dịch chuyển lao động trong bối cảnh này là rất lớn. Cuộc cách mạng 4.0 không chỉ tác động về thị trường lao động mà còn tác động trực tiếp đến phương thức tổ chức cung cấp dịch vụ đối với người dân của chính sách BHXH. Thách thức nữa là nhận thức và tính tuân thủ pháp luật của người dân và doanh nghiệp; thách thức yêu cầu ngày càng cao của Chính phủ và người dân đối với BHXH Việt Nam.

Cho ý kiến về vấn đề này, ông Marcelo Caetano, Tổng Thư ký Hiệp hội ASXH quốc tế (ISSA) cho rằng, với khu vực châu Á - Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam, hiện có 4 thách thức lớn nhất mà các cơ quan ASXH cần quan tâm giải quyết. Thách thức đầu tiên là khoảng cách bất bình đẳng về tiếp cận ASXH giữa các nhóm đối tượng còn lớn khi độ bao phủ BHXH với người già mới đạt trên 50%, người dễ bị tổn thương 16,4% và người khuyết tật nặng mới đạt dưới 10%. Thách thức thứ 2 là nhu cầu chăm sóc sức khỏe của các bệnh mãn tính. Hiện tỷ lệ chi từ tiền túi cho y tế của người dân khu vực này vẫn ở mức cao, trong khi các bệnh mãn tính, không lây nhiễm như đái tháo đường, huyết áp cao có sự gia tăng nhanh chóng. Thứ ba là thách thức từ kỳ vọng ngày càng cao của người dân về chất lượng dịch vụ. Theo nghiên cứu 38% người dân Châu Á - Thái Bình Dương thích sử dụng công nghệ số trong thụ hưởng các chính sách ASXH (cao hơn mức 25% toàn cầu). Thách thức thứ tư là vấn đề già hóa dân số với tốc độ già hóa ngày càng tăng nhanh.

Tăng cường diện bao phủ với một hệ thống ASXH đa tầng

Để giải quyết vấn đề trên, Tổng Thư ký ISSA khuyến nghị, các tổ chức ASXH cần đổi mới, sáng tạo trong thiết kế và thực hiện các chế độ, chính sách; tìm kiếm giải pháp tăng cường khả năng tiếp cận cho người lao động chính thức; ứng dụng công nghệ thông tin, tăng cường truyền thông. Bên cạnh đó, cần tăng cường hỗ trợ chăm sóc ban đầu, chăm sóc tại cộng đồng; giảm gánh nặng về tài chính và các rào cản khác về chăm sóc y tế; tăng cường các mô hình chăm sóc dài hạn. Ngoài ra, cần tăng đối tượng hưởng hưu trí và dịch vụ chăm sóc dài hạn; hỗ trợ khả năng hoạt động, làm việc của người cao tuổi; bên cạnh đó cần đảm bảo bền vững quỹ BHXH trên nguyên tắc đóng - hưởng; tăng cường ứng dụng công nghệ điện tử, di động để nâng cao hiệu quả phục vụ…

Về phía BHXH Việt Nam, ông Đào Việt Ánh cũng nêu ra các giải pháp của BHXH Việt Nam trong thời gian tới. Đó là tiếp tục cải cách chính sách BHXH, BHYT linh hoạt, đa dạng, đa tầng, hiện đại, hội nhập, đóng - hưởng công bằng, bình đẳng, chia sẻ, bền vững. Song song với đó là tập trung phát triển BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình; tăng cường truyền thông, thanh tra kiểm tra, xử lý vi phạm. Đồng thời, tăng cường đào tạo, hợp tác quốc tế; nâng cao năng lực tổ chức thực hiện, bao gồm cả ứng dụng công nghệ thông tin, cải cách thủ tục hành chính.

Chia sẻ kinh nghiệm quốc tế, đại diện Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) khuyến nghị, Chính phủ, BHXH Việt Nam cần tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp để xây dựng một hệ thống ASXH bền vững. Trong đó, cần tăng cường diện bao phủ BHXH, BHYT với một hệ thống ASXH đa tầng, đặc biệt là nhóm lao động phi chính thức; tăng cường kết nối giữa chế độ hưu trí BHXH và hưu trí xã hội phi đóng góp (trợ giúp xã hội); tăng cường sự tuân thủ pháp luật thông qua thanh tra ASXH và điều phối; cải cách thủ tục và quy định thân thiện với người tham gia; đảm bảo dịch vụ y tế có chất lượng có thể tiếp cận được và sẵn sàng ở mọi cấp, kể cả y tế cơ sở; tăng cường, đổi mới công tác truyền thông hướng đến mọi người tham gia…

Theo ông Chang Hee Lee - Giám đốc Văn phòng ILO Việt Nam, để bao phủ BHXH tới mọi NLĐ như Nghị quyết số 28-NQ/TW đã đề ra, cần tăng cường sự phù hợp và tuân thủ, vai trò của thanh tra ASXH, điều phối ASXH, tính đầy đủ của các dịch vụ thông qua sự kết hợp các hoạt động khác nhau. Cụ thể như: triển khai thực thi luật phải xác định kê khai thu nhập, công thức tính lương hưu từ tính trung bình lương cơ sở theo chỉ số CPI, giảm hưởng BHXH 1 lần... Ông Lee cho rằng, BHXH Việt Nam đã đổi mới công nghệ để tăng cường tính tuân thủ pháp luật, song cần nâng cao hơn nữa năng lực quản lý, nỗ lực hơn nữa đảm bảo BHXH đến mọi người lao động…

Mai Lâm

赞(5)
未经允许不得转载:>88Point » 【tỷ số nhât bản】Giải pháp nào để xây dựng hệ thống an sinh xã hội bền vững?