Bình minh xa xôiVào tháng 7 năm ngoái,đườngđếnngàybìnhthườkết quả bóng đá vô địch quốc gia colombia khi đại dịch bắt đầu quần thảo dữ dội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính bày tỏ sự mong muốn cũng như quyết tâm rất cao để sớm đưa bình minh của cuộc sống bình thường quay trở lại. Theo đó, Chính phủ dành những nỗ lực cao nhất trang bị “vũ khí” vắc-xin cho người dân và cho đến cuối năm 2021, Việt Nam đã trở thành 1 trong 6 quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng cao nhất thế giới. Cũng vào cuối năm 2021, Chính phủ trình Quốc hội quyết nghị về gói hỗ trợ phục hồi kinh tế cao nhất trong lịch sử hỗ trợ: 350 nghìn tỷ đồng. Có vũ khí, có nguồn lực, cả nước hừng hực khí thế đón chào bình minh.
Nhưng, ngay cả khi đường phố đã trở lại đông đúc, các bệnh viện dã chiến giải thể vì đã hoàn thành sứ mệnh, các trường học đã không còn là các điểm cách ly… thì bình minh ngày mới vẫn là khá xa xôi. Một bầu không khí bất thường vẫn bao trùm lên đời sống kinh tế - xã hội khi các nơi làm việc sản xuất, kinh doanh thì vắng người bởi nhân viên nghỉ vãn khi là F1, F0; còn hiệu thuốc, hàng vàng, cây xăng… thì tấp nập người chen chúc người trong những làn sóng sôi sục của giá. Dòng tiền 350 nghìn tỷ đồng lớn chưa từng có trong lịch sử hỗ trợ phục hồi kinh tế vừa chuẩn bị chảy vào nền kinh tế, đã nhanh chóng trở nên nhạt nhòa trước một diễn biến đầy bất ngờ, như chia sẻ của Đại sứ Việt Nam tại Ukraine Nguyễn Hồng Thạch về tình hình Ukraine: “Không ai nghĩ Tổng thống Nga Vladimir Putin lại quyết liệt như vậy”. Những tiếng nổ không chỉ làm rung chuyển Ukraine mà còn lôi kéo cả thế giới vào cuộc chiến tài chính khi Mỹ và châu Âu áp dụng nhiều biện pháp trừng phạt với Nga mà trước đây chưa từng được xem xét.
Hơn 2 tuần trôi qua kể từ khi Nga phát động chiến dịch quân sự tại Ukraine đã gây ra những tổn thất nghiêm trọng về kinh tế, đặc biệt là cuộc khủng hoảng năng lượng lớn ở châu Âu. Còn tại Mỹ, giá xăng đã tăng mạnh nhất kể từ khi cơn bão Katrina đổ bộ vào nước này vào năm 2005. Các thị trường chứng khoán trên khắp thế giới đồng loạt giảm điểm trong một tuần qua. Tổ chức xếp hạng tín dụng Moody's cảnh báo rằng, các chuỗi cung ứng toàn cầu, vốn đã bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, có thể rơi vào tình trạng hỗn loạn hơn nữa. Việt Nam, với độ mở của nền kinh tế lên tới hơn 200% GDP, lập tức xáo động theo cơn rung chấn. Giá xăng tại Việt Nam nhao lên mức cao nhất trong lịch sử. Giá vàng cũng ở mức cao chưa từng có dấu hiệu hốt hoảng tìm nơi trú ẩn của dòng tiền trong dân trước dự cảm về sự rầm rập đổ bộ của “chiến xa” lạm phát. Giằng co trong tiếng rítLạm phát, cũng đồng nghĩa với sự “bốc hơi” túi tiền của người dân, người nghèo sẽ càng thêm nghèo. Tiếng rít lên trên đường của bánh xe lạm phát đã ở rất gần và đang cuốn nhiều hơn đoàn người cuốn vào vòng xoáy của giá khi họ phải bỏ ra nhiều tiền hơn cho kit test, cho sát khuẩn, cho bổ phế… bởi không ngày nào không phải chứng kiến cuộc giằng co giữa các cơ quan quản lý nhà nước với… đại dịch. Tình hình có lẽ sẽ “dễ thở” hơn nếu như yêu cầu của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Phiên họp lần thứ 13 của Ban Chỉ đạo quốc gia Phòng chống dịch Covid-19, ngày 5/3/2022: “Bộ Y tế đánh giá chính xác tình hình dịch bệnh, có các biện pháp phù hợp, hiệu quả để tiến tới bình thường hóa với dịch bệnh, xem Covid-19 là bệnh đặc hữu”, được khẩn trương thực hiện.
Trong thời gian qua, cả nước đã cơ bản chuyển sang trạng thái quản lý rủi ro theo đúng tinh thần Nghị quyết 128/NQ-CP của Chính phủ, mặc dù số ca mắc tăng nhưng giảm cả 3 tiêu chí: nhập viện, ca nặng, tử vong. Hệ thống y tế vẫn đang trụ vững, tăng cường năng lực hồi sức và điều trị các ca nặng. So với tháng trước, số ca cộng đồng cả nước tăng 198% nhưng số ca tử vong giảm 47%, số ca đang điều trị tại bệnh viện giảm 24%, số ca nặng, nguy kịch giảm 43%. Tỷ lệ chết/số ca mắc của 30 ngày qua là 0,2%, giảm so với tháng trước (1%), ngày 1/2 là 0,9% và ngày 3/3 là 0,1%. Tuy vậy, tiến tới bình thường hóa vẫn là chặng đường còn đang phải quá ngập ngừng. Vào ngày 15/3 tới, Việt Nam dự kiến chính thức mở toang bầu trời để đón khách du lịch quốc tế, song đón thế nào khi đến giờ vẫn vấp phải hàng loạt yêu cầu từ cơ quan chức năng như không chấp nhận kết quả test nhanh với khách quốc tế khi nhập cảnh, khách quốc tế không rời khỏi nơi lưu trú trong vòng 24 giờ đầu (kể từ khi nhập cảnh), trong ngày thứ 2 và thứ 3, nếu muốn rời khỏi nơi cư trú, du khách phải xét nghiệm SARS-CoV-2 hàng ngày (xét nghiệm nhanh hoặc PCR âm tính)… Hay trong việc đếm ca F0. Cách đây hơn 2 tháng, đại biểu Quốc hội, PGS. TS Nguyễn Lân Hiếu - Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, nêu quan điểm cách đếm số ca nhiễm Covid-19 (F0) để phân loại cấp độ nguy cơ dịch bệnh là không hợp lý trong giai đoạn này. TS. BS Mai Văn Mười - Giám đốc Sở Y tế Quảng Nam, thấy: “Hiện nay, khi chúng ta đã tiêm vắc-xin gần như đầy đủ cho những người có chỉ định tiêm và trên cả nước đã trở lại trạng thái bình thường thì việc đếm số F0 là không cần thiết”. Trong báo cáo gửi Thủ tướng ngày 5/3, Bộ Y tế cũng đề xuất dừng thông báo số ca Covid-19 hàng ngày để tránh gây hoang mang. Dẫu vậy, cho đến nay, bản tin F0 cuối mỗi chiều vẫn là vấn đề thời sự hàng đầu của nhiều địa phương.
|