当前位置: 当前位置:首页 > La liga > 【kqbd ukraine】FTA ngày càng khắt khe, doanh nghiệp thực phẩm và đồ uống vẫn có lợi thế 正文

【kqbd ukraine】FTA ngày càng khắt khe, doanh nghiệp thực phẩm và đồ uống vẫn có lợi thế

2025-01-10 01:26:07 来源:88Point 作者:La liga 点击:731次
Giá nguyên liệu phụ gia thực phẩm,àycàngkhắtkhedoanhnghiệpthựcphẩmvàđồuốngvẫncólợithếkqbd ukraine đồ uống nhập khẩu tăng cao
Xu hướng tiêu dùng thực phẩm và đồ uống thay đổi sau dịch, cơ hội xuất khẩu cho doanh nghiệp
Doanh nghiệp nông sản, thực phẩm cần làm gì để vượt qua rào cản kỹ thuật của EU?

Ngày 10/11, Trung tâm Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã phối hợp tổ chức hội thảo: “Tiếp cận thị trường quốc tế cho doanh nghiệp ngành hàng thực phẩm và đồ uống: Những vấn đề quan trọng”.

hội thảo: “Tiếp cận thị trường quốc tế cho doanh nghiệp ngành hàng thực phẩm và đồ uống: Những vấn đề quan trọng”.
Hội thảo: “Tiếp cận thị trường quốc tế cho doanh nghiệp ngành hàng thực phẩm và đồ uống: Những vấn đề quan trọng”.

Tính đến tháng 10/2022, có 15 hiệp định thương mại tự do (FTA) đang có hiệu lực và thực thi ở Việt Nam. Các chuyên gia và doanh nghiệp đánh giá, đây là điều kiện thuận lợi để Việt Nam có thể mở rộng thị trường, thu hút đầu tư, công nghệ và cải thiện môi trường kinh doanh, qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Theo bà Trần Thị Thanh Tâm, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (VCCI), với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ số, việc cung cấp sản phẩm dịch vụ tới tay người tiêu dùng đã vượt qua giới hạn về cả khoảng cách thời gian cũng như không gian địa lý, đồng thời nó ngày càng đáp ứng tốt yêu cầu của khách hàng cũng như tối thiểu hóa chi phí trong quá trình vận hành. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cần chủ động, ưu tiên hàng đầu là nắm được những quy định trong các FTA và tăng cường năng lực tiếp cận thị trường bằng các nền tảng số.

Với các doanh nghiệp ngành thực phẩm và đồ uống, cơ hội để tận dụng các FTA, trong đó có EVFTA đang rất rộng mở. Đó là nhờ vào lộ trình cắt giảm hoặc xóa bỏ thuế quan để thúc đẩy sản lượng xuất khẩu các sản phẩm thực phẩm và đồ uống của Việt Nam sang châu Âu.

Ngoài ra, các doanh nghiệp Việt Nam còn được miễn kiếm tra cơ sở sản xuất, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong quá trình được công nhận về sản phẩm thực phẩm và đồ uống đạt tiêu chuẩn về các biện pháp vệ sinh dịch tễ (SPS) của Liên minh châu Âu (EU).

Hơn nữa, EVFTA còn có các cam kết của EU trong việc hỗ trợ kỹ thuật để Việt Nam tuân thủ các biện pháp SPS, tạo thành cơ hội được hỗ trợ hoàn thiện sản phẩm cho doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa còn hạn chế trong công nghệ sản xuất, bảo quản và đang gặp khó khăn trong vấn đề đáp ứng các yêu cầu về tiêu chuẩn SPS của EU.

Ngoài ra, tại EVFTA, cam kết mới về quy tắc xuất xứ cởi mở hơn về hàng hóa xuất xứ không thuần túy và quy tắc cộng gộp xuất xứ nguyên liệu phần nào giảm bớt gánh nặng cho doanh nghiệp chế biến sản xuất nhằm xuất khẩu của Việt Nam sang EU, tạo cơ hội để có nhiều hơn thực phẩm đồ uống Việt Nam có thể được cấp chứng nhận xuất xứ và hưởng ưu đãi theo EVFTA.

Theo Luật sư Đinh Ánh Tuyết, Trưởng Văn phòng Luật sư IDVN, trọng tài viên Trung tâm Trọng tài quốc tế (VIAC), ngành thực phẩm và đồ uống của Việt Nam có khá nhiều lợi thế, do có nguồn nguyên liệu nguồn gốc từ nông sản trong nước phong phú, khối lượng lớn, giá rẻ. Bên cạnh đó, lao động giá rẻ cũng góp phần giúp các doanh nghiệp có chi phí sản xuất thấp, tăng cơ hội cạnh tranh về giá trên thị trường quốc tế.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp ngành thực phẩm và đồ uống vẫn có quy mô nhỏ hẹp, nguồn vốn hạn chế. Hệ thống cung cấp nguyên liệu trong nước thủ công và thô sơ, nhiều khâu phân tán dẫn tới khó truy xuất nguồn gốc xuất xứ và kiểm soát chất lượng. Sản phẩm xuất khẩu chủ yếu mặt hàng thô, chưa được tinh chế sâu. Sản phẩm chưa được chú trọng xây dựng thương hiệu và nhãn hiệu nên giá trị thấp, chưa được người tiêu dùng nước ngoài nhận biết.

Đặc biệt, theo Luật sư Đinh Ánh Tuyết, các doanh nghiệp Việt Nam cũng chưa chú trọng tìm hiểu về những cam kết trong các FTA, cũng như cập nhật những tiêu chuẩn kỹ thuật và yêu cầu về sinh thực phẩm của nước thành viên nhập khẩu.

Bên cạnh đó, thách thức cho doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam khi xuất khẩu sang EU là những hạn chế khi áp dụng các tiêu chuẩn lao động. Tuy EVFTA chỉ dừng ở cam kết lỏng, nhưng Luật sư Tuyết cho rằng, các doanh nghiệp cần lên kế hoạch dài hạn để cải thiện dần tiêu chuẩn lao động để sẵn sàng cho những yêu cầu khắt khe và cụ thể hơn trong tương lai.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp nhỏ và vừa cần lên kế hoạch dài hạn để sẵn sàng đáp ứng các nhu cầu ngày một khắt khe về bảo vệ môi trường trong phát triển, khai thác nông nghiệp, thủy sản, chế biến, sản xuất thực phẩm và đồ uống.

作者:La liga
------分隔线----------------------------
头条新闻
图片新闻
新闻排行榜