【keo la liga】Chặn đứng cả triệu tấn nhôm trị giá hơn 4 tỷ USD định “đội lốt” xuất xứ Việt Nam đi Mỹ
Chỉ rõ dấu hiệu vi phạm xuất xứ,ặnđứngcảtriệutấnnhômtrịgiáhơntỷUSDđịnhđộilốtxuấtxứViệtNamđiMỹkeo la liga lừa dối người tiêu dùng, trốn thuế của Asanzo | |
Phát hiện hơn 34.000 pin điện thoại di động nhập lậu | |
Phát hiện lô hàng xe đạp xuất khẩu giả mạo xuất xứ Việt Nam |
Một góc kho nhôm liên quan đến vụ việc do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan đề cập. Ảnh: Báo Tuoitre TP HCM. |
Đặc vụ Mỹ phối hợp xác minh
Phát biểu tại cuộc họp liên ngành với các cơ quan chức năng sáng 28/10, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Cẩn- Ủy viên Ban Chỉ đạo 389 quốc gia nhấn mạnh: Không phải đến thời điểm này, cơ quan Hải quan và các bộ, ngành mới thực hiện việc chống gian lận xuất xứ mà đã có sự chủ động đấu tranh quyết liệt trong thời gian vừa qua.
Đặc biệt, Tổng cục Hải quan đã kịp thời phát hiện và ngăn chặn vụ việc có nguy cơ gian lận xuất xứ lớn nhất từ trước đến nay. Đó là vụ việc có dấu hiệu giả mạo xuất xứ Việt Nam đối với mặt hàng nhôm tại Bà Rịa-Vũng Tàu.
“Vụ việc do một tập đoàn có công nghệ, dây chuyền, nhưng lại nhập khẩu nhôm thỏi, nhôm thanh, nhôm bán thành phẩm nhằm đưa ra các sản phẩm để xuất khẩu đi Mỹ và một số nước khác. Bởi do chênh lệch thuế suất. Nếu nhôm của Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ chỉ phải chịu thuế khoảng 15%, nhưng nhôm của Trung Quốc xuất khẩu vào Mỹ phải chịu thuế lên đến 374%”- Tổng cục trưởng nói.
Do đó, các doanh nghiệp ở khu vực Bà Rịa-Vũng Tàu nhập khẩu hàng tỷ USD mặt hàng nhôm.
Khi phát hiện dấu hiệu nghi vấn, Tổng cục Hải quan đã chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Bộ Công Thương, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và các cơ quan khác kiểm tra, xác định và ngăn chặn kịp thời.
Đáng chú ý, Tổng cục Hải quan còn phối hợp với Hải quan Mỹ xác minh về vụ việc nêu trên. Đặc biệt, các đặc vụ của Bộ An ninh nội địa Mỹ đã đến Việt Nam để phối hợp điều tra.
Vì vậy, hiện toàn bộ số nhôm này chưa thể xuất khẩu. Theo báo cáo của Hải quan Bà Rịa-Vũng Tàu, số lượng tồn lên đến 1,8 triệu tấn, trị giá tới hơn 4 tỷ USD.
“Hải quan Mỹ trao đổi với Tổng cục Hải quan, kể cả khi doanh nghiệp dùng thủ đoạn nhập khẩu nhôm thanh, nhôm thỏi, nhôm thành phẩm về đưa vào lò nấu thành nhôm thỏi rồi cán thành nhôm thanh cũng không đủ điều kiện có xuất xứ Việt Nam để hưởng ưu đãi”- Tổng cục trưởng nhấn mạnh.
Không để Việt Nam thành điểm trung chuyển của hàng hóa gian lận
Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Cẩn khẳng định, cơ quan Hải quan đã và đang tiếp tục đấu tranh mạnh mẽ với các hành vi gian lận xuất xứ.
Ngoài vụ việc nêu trên, thời gian qua, cơ quan Hải quan đã đấu tranh ngăn chặn nhiều vụ việc có dấu hiệu nhập khẩu hàng hóa thành phẩm, bán thành phẩm từ nước ngoài về Việt Nam để giả mạo xuất xứ.
Hiện nay, Tổng cuc Hải quan tiếp tục tạm giữ, xác minh làm rõ nhiều lô hàng có dấu hiệu vi phạm xuất xứ Việt Nam để điều tra, làm rõ.
Điển hình như 10 container xe đạp đang được tạm giữ tại Bình Dương. Kiểm tra hồ sơ, thực tế hàng hóa, gần như 100% xe đạp nhập khẩu từ nước ngoài, thậm chí cả nhãn mác cũng được dán từ nước ngoài, sau đó đưa về lắp ráp lấy xuất xứ Việt Nam để xuất khẩu.
Hay tại khu vực cảng Hải Phòng, lực lượng Hải quan cũng đang tạm giữ nhiều container máy móc, thiết bị nhập từ nước ngoài và chỉ qua công đoạn lắp ráp đơn giản để thành hàng Việt Nam.
Ngoài ra, nhiều lô hàng được sản xuất thành phẩm ở nước ngoài, như nhiều lô hàng xuất xứ Trung Quốc liên quan đến quần áo, giày, linh kiện điện thoại… nhưng ghi các nhãn hiệu trong nước nhằm tiêu thụ trong nội địa, cơ quan Hải quan đã kịp thời phát hiện, ngăn chặn ở khu vực cảng Hải Phòng, TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai…
Qua các vụ việc nêu trên cho thấy tình hình vi phạm xuất xứ hàng hóa đang có nhiều diễn biến phức tạp, nhất là trong bối cảnh cuộc chiến thương mại của các cường quốc chưa có hồi kết.
Để xử lý hiệu quả, Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Cẩn đề nghị các bộ, ngành như Bộ Công Thương, Bộ Khoa học và Công nghệ, VCCI… quan tâm, ủng hộ, phối hợp chặt chẽ với Tổng cục Hải quan trong cuộc chiến chống gian lận xuất xứ để ngăn chặn, xử lý nghiêm theo đúng chỉ đạo của Chính phủ. Đồng thời, đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng nếu hàng hóa tiêu thụ trong nước; bảo vệ lợi ích quốc gia khi hàng hóa đó giả mạo xuất xứ Việt Nam để xuất khẩu.
“Với vai trò Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, trực tiếp là Tổng cục Hải quan, cơ quan Hải quan đang phối hợp với các cơ quan trong nước và đối tác hải quan các nước để điều tra, xác minh các vụ việc gian lận xuất xứ”- Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Cẩn nhấn mạnh.
Theo Tổng cục trưởng, thời gian tới, Tổng cục Hải quan sẽ tiếp tục điều tra đồng loạt, quyết liệt đối với các doanh nghiệp có dấu hiệu giả mạo xuất xứ, giả mạo nhãn hiệu, quyền sở hữu trí tuệ, quyết tâm không để các đối tượng lợi dụng Việt Nam thành điểm trung chuyển hàng hóa vi phạm về xuất xứ, gian lận thương mại…
相关推荐
- Quá nửa người dùng Việt Nam lo lắng về lừa đảo ngân hàng trực tuyến
- Bộ Công an đề nghị bị hại trong vụ án liên quan 'Shark' Thủy cung cấp thông tin
- Bắt 2 kẻ giả danh cán bộ tòa án lừa 'chạy án', chiếm đoạt hơn 4 tỷ đồng
- Vụ Vạn Thịnh Phát: Tòa phát thông báo nhận đơn của người mua trái phiếu
- TP.HCM sẽ xử lý dứt điểm vụ bức tường giữa 2 khu dân cư cao cấp
- Nam thanh niên giấu 700 gam ma tuý đá trong thùng loa để đem bán
- Sẽ tuyên án 254 bị cáo trong đại án đăng kiểm vào ngày 23/8
- Khởi tố 4 người về tội môi giới hối lộ ở Bà Rịa