游客发表

【keo 0.75】Vị Thanh hình thành và phát triển: Hỏa Lựu

发帖时间:2025-01-10 14:55:33

Trong những ngày Nhân dân ta hân hoan mừng đất nước tự do,ịThanhhnhthnhvphttriểnHỏaLựkeo 0.75 độc lập, thoát khỏi ách nô lệ, thực dân Pháp âm mưu trở lại xâm lược Đông Dương lần thứ 2. Đêm 22, rạng sáng 23-9-1945, chúng nổ súng tấn công Sài Gòn. Quân, dân ở đây đã chống trả quyết liệt bọn xâm lược, đồng thời cùng Nhân dân Nam bộ tiến hành cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc.

Xã Hỏa Lựu, thành phố Vị Thanh ngày nay, một trong những địa bàn đầu tiên thành lập chi bộ đảng tại vùng Vị Thanh - Hỏa Lựu xưa.

Thời điểm này, thực hiện chủ trương đối phó với địch của Tỉnh ủy Rạch Giá, quận Long Mỹ thành lập Đội Cộng hòa vệ binh với 50 chiến sĩ; các làng Hỏa Lựu, Vị Thanh chuẩn bị củng cố, trang bị các đội du kích. Đặc biệt, vào ngày 6-1-1946, cùng với cử tri cả nước, Nhân dân làng Vị Thanh, Hỏa Lựu đã đi bỏ phiếu bầu cử Quốc hội khóa đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Hai ứng cử viên thuộc khu vực Hỏa Lựu, Vị Thanh là Trần Đông Hải và Huỳnh Thúc Kháng đã trúng cử đại biểu Quốc hội.

Giữa năm 1946, thực hiện chỉ đạo của tỉnh: Chỉ định anh Hứa Trung Tôn làm Chủ tịch Ủy ban cách mạng hành chánh lâm thời quận Vị Thanh; về tổ chức Đảng, đồng chí Lê Mạnh làm Bí thư Ban cán sự. Đầu năm 1947, Tỉnh ủy Rạch Giá thành lập Quận ủy lâm thời Vị Thanh, do đồng chí Lâm Hà Sơn làm Bí thư; đồng chí Huỳnh Tấn Tài làm Chủ tịch ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời. Đồng chí Tư Thành phụ trách công an, đồng chí Năm Khải phụ trách Mặt trận Việt Minh. Quận Vị Thanh lúc này bao gồm địa bàn làng Hỏa Lựu. Bí thư Chi bộ đầu tiên của làng Vị Thanh là đồng chí Lê Văn Dần.

Tháng 1-1946, mở màn cho cuộc tái chiếm Tây Nam bộ, quân Pháp phá vỡ mặt trận phòng thủ tỉnh lỵ, chiếm đóng Cần Thơ rồi theo hương lộ Rạch Gòi, Cầu Xáng, tiến xuống Long Mỹ. Một cánh quân khác qua vùng Vị Thanh. Bên phía Rạch Giá, ngày 26-1-1946, Pháp tiếp tục chiếm tỉnh lỵ Rạch Giá, từ đó đưa quân đánh chiếm Giồng Riềng, Gò Quao.

Để đối phó, quận Long Mỹ cho đơn vị cộng hòa vệ binh, phối hợp cùng đội du kích làng Vị Thanh do đồng chí Mai Viết Môn chỉ huy, chống trả địch trên mặt trận từ cầu Nàng Mau, kéo dài tới chợ Cái Nhum. Sau 1 ngày giao chiến, lực lượng địch được tăng viện thêm lực lượng và hỏa lực. Bên ta, do sức yếu, vũ khí thô sơ nên phải rút về Rạch Gốc phòng thủ.

Chiếm xong Vị Thanh, giặc Pháp lấy nhà ông Chín Kỳ làm đồn bót, bố trí 1 trung đội đóng giữ. Hàng ngày xua quân đi càn quét địa bàn Vị Thanh và lân cận.

Tại Hỏa Lựu, địch lập đồn Cầu Đúc. Từ đây, quân Pháp thường xuyên tổ chức các cuộc càn quét vào làng Hỏa Lựu, gây bao cảnh chết chóc, tang thương. Cụ thể, vào ngày 8-4-1946, quân Pháp đốt cháy 23 căn nhà, giết chết 9 người dân, làm bị thương nhiều người khác. Trong tháng 4-1946, tên “Tây Còm” định hãm hiếp vợ con ông Ba Rái ở ngã ba chợ Hỏa Lựu, do bị kháng cự, nên hắn bắn chết 4 mẹ con.

Trong tình thế đầy khó khăn, nhưng nhờ sự phối hợp tốt giữa Cộng hòa vệ binh với lực lượng Thanh niên Tiền Phong, cùng sự trợ lực của bộ đội quận Long Mỹ, nên ta cũng liên tục đánh trả quân Pháp bằng cách bắn tỉa, đánh lẻ, diệt và làm bị thương nhiều tên địch.

Dù phải lo đối phó với quân địch, nhưng các tổ chức đoàn thể cách mạng vận động các tầng lớp nhân dân, đáp lời kêu gọi của Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh, hưởng ứng “Tuần lễ vàng”, bằng cách đem tiền, vàng, nộp vào ngân quỹ Chính phủ cũng như làm nguyên liệu để đúc vũ khí, súng đạn.

Tiếp tục củng cố, xây dựng chính quyền cách mạng; theo chỉ đạo cấp trên, ngày 10-5-1946, Ủy ban kháng chiến hành chính làng Hỏa Lựu được thành lập với 9 thành viên do ông Bùi Duy Hinh làm chủ tịch, ông Lê Văn Trung làm Phó Chủ tịch kiêm Trưởng ban tiếp tế, ông Nguyễn Tấn Ngươn làm Tổng thư ký…

Phong trào cách mạng dâng cao, tất nhiên có sự đóng góp quan trọng của các tổ chức đoàn thể, cán bộ quần chúng. Từ thực tế tình hình đó, quận ủy Giồng Riềng đã tiến hành kết nạp đảng viên, thành lập chi bộ đảng.

Cuối năm 1946, các đồng chí Bùi Duy Hinh và Trần Văn Hinh được Quận ủy Giồng Riềng kết nạp vào hàng ngũ của Đảng Cộng sản Việt Nam, sinh hoạt tại Chi bộ làng Hòa Thuận. Tháng 2-1947, Quận ủy Giồng Riềng tăng cường đảng viên Lữ Hữu Để về công tác tại làng Hỏa Lựu. Xét thấy đã đủ 3 đảng viên, Quận ủy Giồng Riềng quyết định thành lập chi bộ đảng vào ngày 18-2-1947, tại nhà ông Nguyễn Văn Lộc, thuộc ấp Thạnh Hòa (xã Hỏa Lựu ngày nay). Chi bộ Hỏa Lựu ra đời đánh dấu bước phát triển mới của phong trào cách mạng tại địa phương, bởi đã có tổ chức đảng lãnh đạo trực tiếp.

VỊ THANH

    热门排行

    友情链接