【kqbd hnay】Bác sỹ chân ngoài dài hơn chân trong

时间:2025-01-12 09:56:24 来源:88Point

Bát nháo phòng khám tư

Dạo một vòng qua các tuyến phố của Hà Nội,ácsỹchânngoàidàihơnchâkqbd hnay như: La Thành, Giải Phóng, Phùng Hưng, Trần Hưng Đạo… nhiều người không khỏi hoa mắt trước những tấm biển PK tư mọc lên như nấm. Thậm chí, lâu nay nhiều tuyến phố xung quanh các BV công lập có uy tín như: Bạch Mai, 108, 103, Mắt trung ương, Nhi trung ương… đã hình thành một hệ thống gồm các PK chữa bệnh, nhà thuốc của tư nhân "ăn theo" như một kiểu đánh vào lòng tin của người bệnh. Việc bác sĩ ở BV công mở PK tư không sai với quy định của pháp luật. Tuy nhiên, không ít bệnh nhân phàn nàn rằng, cũng chính vị bác sĩ đó, khi gặp trong BV thì thái độ thờ ơ, lạnh nhạt, cau có, quát nạt… nhưng nếu bước vào PK tư của họ thì "quay 1800", bệnh nhân được đón tiếp ân cần, mềm mỏng, thăm khám nhẹ nhàng, kỹ càng. Thậm chí, họ còn tỏ rõ khiếu hài hước để giúp bệnh nhân quên đi đau đớn. Điều đó cũng một phần nào lý giải vì sao nhiều người bệnh buộc phải chọn lựa giải pháp tìm đến các PK tư để được bác sĩ khám chữa cẩn thận, tư vấn nhiệt tình hơn.


Khi bác sĩ mở PK tư thì cũng đồng nghĩa với việc họ không ngần ngại lôi kéo bệnh nhân từ BV ra PK tư của mình - Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến thẳng thắn bày tỏ quan điểm như vậy. Thứ trưởng cho biết, ông thực sự cảm thấy buồn với những trường hợp bác sĩ khám trong BV nhưng lại "nháy" bệnh nhân ra ngoài PK tư. Tại PK tư dù không có đầy đủ các trang thiết bị, nhất là phương tiện cấp cứu nhưng khi bệnh nhân vào nhập viện để phẫu thuật, cũng có trường hợp bác sĩ vì mối lợi của "sân sau" nhà mình đã "phím" họ ra PK mổ và hậu quả đã xảy ra tai biến. 

Bất cập lớn nữa là hiện nay chưa có quy định nào yêu cầu các bác sĩ đang làm tại BV công lập mở PK tư hay hoạt động tại các PK tư phải báo cáo lãnh đạo BV. Vì vậy, khi sự cố xảy ra, nhiều lãnh đạo BV không nắm được vụ việc. Như trường hợp cháu bé 16 tháng tuổi tử vong ở PK Hương Sơn do bác sĩ Phạm Anh Sơn, Trưởng khoa Nhi, BV Đa khoa Thường Tín làm chủ. BV Đa khoa Thường Tín cho biết, khi hành nghề ngoài công lập, bác sĩ này không báo cáo BV. Hay khi xảy ra vụ việc nghiêm trọng tại Thẩm mỹ viện Cát Tường, lãnh đạo BV Bạch Mai khẳng định, pháp luật cho phép cán bộ, nhân viên y tế được làm việc tại các cơ sở khám, chữa bệnh tư nhân ngoài giờ. BV không có nhiệm vụ quản lý bác sĩ ở các cơ sở tư nhân. "Về thủ tục hành chính, BV chỉ ký xác nhận là các bác sĩ làm chuyên khoa gì, bao nhiêu năm nhưng lại không nắm được họ mở PK tư khi nào, ở đâu, chữa bệnh gì, đã được cấp phép hay chưa…? BV Bạch Mai có rất nhiều cán bộ y tế làm thêm ở các cơ sở tư nhân nhưng vì họ không khai báo (pháp luật không quy định phải khai báo) nên BV cũng không biết con số cụ thể" - vị lãnh đạo BV Bạch Mai nhấn mạnh.

Và dường như việc lãnh đạo BV không nắm được các bác sĩ của mình hành nghề tại các PK tư bên ngoài cũng là thực tế phổ biến ở hầu hết các BV hiện nay.

Phải rạch ròi công – tư

Còn nhớ, năm 2006, một BV có tiếng ở TP Hồ Chí Minh đã ra tuyên bố cấm bác sĩ công hành nghề ở PK tư hay làm thêm bên ngoài. Lãnh đạo BV khi đó lý giải, đặc thù công việc của bác sĩ là chỉ ra về khi hết yêu cầu của bệnh nhân. Mặt khác, công việc ở BV thực sự đã quá tải, nếu mở PK tư, bác sĩ sẽ bị phân tâm khi làm việc. Như vậy, hiệu quả công việc không thể đạt được. Thậm chí, nếu để xảy ra sai sót tại PK tư thì bác sĩ sẽ gây ảnh hưởng đến uy tín của BV. 

Ở nhiều nước trên thế giới, như tại Singapore, bác sĩ muốn ra ngoài làm tư sẽ buộc phải từ bỏ công việc tại BV công. Việc rạch ròi công - tư như vậy cũng để tránh hiện tượng trục lợi, nhất là để quy trách nhiệm rõ ràng hơn mỗi khi xảy ra sự cố. Và khi đó, sẽ không có chuyện bác sĩ "gá chân" ở BV nhà nước để lôi kéo khách hàng về cho mình. Thế nhưng, ở nước ta có một thực tế là nhiều bác sĩ đang "mượn danh" BV công để quảng cáo cho PK tư. Theo quy định, một PK tư nhân chỉ được quảng cáo các nội dung: tên chuyên khoa, tên người chịu trách nhiệm, thời gian hoạt động, số giấy phép. Tuy nhiên, rất nhiều PK tư, khi đưa tên người chịu trách nhiệm hoặc bác sĩ thực hiện dịch vụ khám, chữa bệnh còn có thêm tên BV nơi mà bác sĩ đó đang công tác. 

Không thể phủ nhận sự đóng góp của những cơ sở y tế ngoài công lập trong công tác khám, chữa bệnh cho người dân. Tuy nhiên, Thứ trưởng Nguyễn Viết Tiến cho rằng, người tham gia vào quá trình khám, chữa bệnh phải hiểu được trình độ, năng lực mình đến đâu. Luật Khám bệnh, chữa bệnh quy định cho phép các cơ sở hoạt động đến mức nào. Thế nhưng, nhiều cơ sở khám, chữa bệnh với năng lực có hạn nhưng lại quảng cáo vượt khả năng, đánh lừa người bệnh. "Bác sĩ phải có tâm, có tầm và thường xuyên trau dồi chuyên môn, nghiệp vụ khi đó mới mong hạn chế được tai biến y khoa" - Thứ trưởng Nguyễn Viết Tiến nhấn mạnh.

Còn theo ý kiến của lãnh đạo các BV, ngành y tế và các BV công nên cùng "ngồi lại" để rà soát, đưa ra những biện pháp quản lý chặt chẽ hơn. Thậm chí, để giám sát công việc của các bác sĩ ở PK tư một cách có hiệu quả, BV và chính quyền sở tại cũng cần phải có sự phối hợp tốt hơn. Có như vậy, mới loại bỏ những vụ việc đau lòng, loại bỏ những "con sâu làm rầu nồi canh", ảnh hưởng đến uy tín của người thầy thuốc mà ngành y tế bao năm gây dựng.

Sẽ siết chặt việc quản lý bác sĩ hành nghề y tư nhân

Bộ Y tế đang xin phép Chính phủ cho phép ban hành những quyết định cấp bộ, quy định những bác sĩ làm trong các cơ sở y tế công lập có PK riêng ngoài giờ phải có quy chế báo cáo về giờ giấc, chứng chỉ hành nghề, giấy phép của cơ sở hành nghề y dược tư nhân đã được Sở Y tế cấp, chứng nhận của chính quyền địa phương nộp cho giám đốc BV. Ngoài ra, Bộ Y tế cũng sẽ bổ sung quy định về vấn đề quản lý các bác sĩ, cán bộ y tế đang làm việc tại BV công lập mà mở phòng khám tại nhà, mở phòng khám tư, giám đốc BV quản lý như thế nào, quy chế báo cáo ra sao…

Thu Trang

HNM

推荐内容