(Tiếp theo)
Hỏi: Việc tổ chức hội nghị,ểuphpluậtHỏiđpvềLuậtBảovệbmậtnhnướbo g da lu hội thảo, cuộc họp có nội dung bí mật nhà nước của cơ quan, tổ chức Việt Nam phải bảo đảm các yêu cầu như thế nào ?
Đáp: Theo Điều 17 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước quy định việc tổ chức hội nghị, hội thảo, cuộc họp có nội dung bí mật nhà nước của cơ quan, tổ chức Việt Nam phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
Được sự đồng ý của người có thẩm quyền quy định tại Luật này về việc sử dụng nội dung bí mật nhà nước; thành phần tham dự là đại diện cơ quan, tổ chức hoặc người được giao thực hiện nhiệm vụ liên quan đến bí mật nhà nước; địa điểm tổ chức bảo đảm an toàn, không để bị lộ, bị mất bí mật nhà nước; sử dụng các phương tiện, thiết bị đáp ứng yêu cầu bảo vệ bí mật nhà nước; có phương án bảo vệ hội nghị, hội thảo, cuộc họp; tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước phải được thu hồi sau hội nghị, hội thảo, cuộc họp.
Người đứng đầu cơ quan, tổ chức quyết định tổ chức hội nghị, hội thảo, cuộc họp có nội dung bí mật nhà nước có trách nhiệm bảo đảm các yêu cầu quy định nêu trên.
Người tham dự hội nghị, hội thảo, cuộc họp có nội dung bí mật nhà nước có trách nhiệm bảo vệ và sử dụng bí mật nhà nước theo quy định của Luật này và yêu cầu của người chủ trì hội nghị, hội thảo, cuộc họp.
Hỏi: Bí mật nhà nước được giải mật toàn bộ hoặc một phần trong trường hợp nào ?
Đáp: Theo khoản 2 Điều 22 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước quy định bí mật nhà nước được giải mật toàn bộ hoặc một phần trong trường hợp sau đây:
- Hết thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước quy định tại Điều 19 của Luật này và thời gian gia hạn quy định tại Điều 20 của Luật này;
- Đáp ứng yêu cầu thực tiễn bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc; phát triển kinh tế - xã hội; hội nhập, hợp tác quốc tế;
- Không còn thuộc danh mục bí mật nhà nước.
Hỏi: Hãy cho biết trách nhiệm của người tiếp cận, người trực tiếp quản lý bí mật nhà nước ?
Đáp: Theo Điều 26 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước quy định người tiếp cận, người trực tiếp quản lý bí mật nhà nước có trách nhiệm:
- Người tiếp cận bí mật nhà nước có trách nhiệm sau đây:
+ Tuân thủ quy định của pháp luật, quy chế, nội quy của cơ quan, tổ chức về bảo vệ bí mật nhà nước;
+ Thực hiện các biện pháp bảo vệ bí mật nhà nước;
+ Sử dụng bí mật nhà nước đúng mục đích;
+ Thực hiện yêu cầu và hướng dẫn của cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý bí mật nhà nước.
- Người trực tiếp quản lý bí mật nhà nước có trách nhiệm sau đây:
+ Thực hiện trách nhiệm của người tiếp cận bí mật nhà nước;
+ Đề xuất người có thẩm quyền quyết định áp dụng các biện pháp để bảo vệ bí mật nhà nước do mình trực tiếp quản lý;
+ Trường hợp phát hiện vi phạm trong hoạt động bảo vệ bí mật nhà nước thì người trực tiếp quản lý bí mật nhà nước phải có biện pháp xử lý và báo cáo người có trách nhiệm giải quyết, thông báo cho cơ quan, tổ chức xác định bí mật nhà nước biết để có biện pháp khắc phục;
+ Trước khi thôi việc, chuyển công tác, nghỉ hưu hoặc vì lý do khác mà không được phân công tiếp tục quản lý bí mật nhà nước thì phải bàn giao bí mật nhà nước cho cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lý và cam kết bảo vệ bí mật nhà nước đã quản lý.
(Còn tiếp)