【kết qua laliga】Khánh Hòa không thể đi một mình dù có cơ chế đặc thù
Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa Nguyễn Hải Ninh phát biểu tại Tọa đàm Liên kết phát triển tiểu vùng Nam Trung Bộ trong bối cảnh mới |
Ông Nguyễn Hải Ninh đã tranh thủ Tọa đàm “Liên kết phát triển tiểu vùng Nam Trung Bộ trong bối cảnh mới" để gửi lời cám ơn tới các địa phương trong tiểu vùng.
Ngày 16/6,ánhHòakhôngthểđimộtmìnhdùcócơchếđặcthùkết qua laliga Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 55/2022/QH15 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Khánh Hòa, với mục tiêu đến năm 2030, Khánh Hòa “là trung tâm dịch vụ, du lịch biển quốc tế; là một cực tăng trưởng, trung tâm của khu vực duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và cả nước về kinh tế biển, công nghiệp công nghệ cao, khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, đào tạo nguồn nhân lực và chăm sóc sức khỏe chất lượng cao”.
Trong các phiên thảo luận trước đó, các đại biểu Quốc hội đều nhấn mạnh đến việc triển khai thực hiện tốt cơ chế đặc thù không chỉ cho sự phát triển riêng của Khánh Hòa, mà còn tạo điều kiện, tạo ra sự lan tỏa cho sự phát triển chung của tiểu vùng.
Là cơ quan được Ban Cán sự Đảng Chính phủ giao nhiệm vụ và đã hoàn thành xây dựng và trình Quốc hội khóa XV ban hành Nghị quyết 55, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng từng khẳng định, đây là quyết sách quan trọng đối với tỉnh Khánh Hòa nói riêng và khu vực Nam Trung Bộ nói chung.
Nghị quyết của Quốc hội đã mở ra cơ hội bổ sung thêm nguồn lực từ ngân sách nhà nước, thu hút các nhà đầu tư chiến lược vào thực hiện các dự án đầu tư trọng điểm tại Khu Kinh tế Vân Phong, phát triển nuôi trồng thủy hải sản trên biển v.v nhằm phát huy tối đa tiềm năng, thế mạnh của tỉnh Khánh Hòa trong phát triển kinh tế - xã hội.
Cơ chế, chính sách đặc thù cho tỉnh Khánh Hòa cũng mở ra cơ hội để thu hút nguồn lực, giải quyết những yếu kém nội tại về kinh tế-xã hội của tỉnh thời gian qua như: Khánh Hòa chưa đạt được các tiêu chí để trở thành đô thị trực thuộc Trung ương; chưa thực sự trở thành đô thị hạt nhân, động lực phát triển, cửa ngõ chính ra Biển Đông của khu vực duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Quy mô kinh tế còn khá nhỏ, sức chống chịu không cao. Du lịch phát triển chưa bền vững. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là hạ tầng giao thông chưa đồng bộ. Phát triển và quản lý đô thị còn nhiều bất cập. Kết quả hợp tác, liên kết với các địa phương khu vực duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên còn hạn chế.
Đây là những điều Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa muốn nhấn mạnh lại tại Tọa đàm. “Có nhiều nội dung nếu không có sự hỗ trợ, hợp tác liên kết giữa các địa phương trong tiểu vùng thì một mình tỉnh Khành Hòa khó có thể thực hiện được thành công cơ chế, chính sách đặc thù này. Nên chúng ta sẽ có nhiều việc cần làm để việc hợp tác đúng hướng, thực chất và có hiệu quả”, ông Ninh chia sẻ với các vị lãnh đạo Phú Yên, Ninh Thuận, Bình Thuận cùng tham gia Tọa đàm.
Trong thời gian qua, Khánh Hòa cùng với các địa phương trong tiểu vùng Nam Trung bộ nói riêng và trong vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung nói chung đã có nhiều hoạt động để hợp tác liên kết.
Đã có những hiệu quả nhất định trong thực hiện và triển khai quy hoạch, trong xác định cơ chế phối hợp, trong tổ chức thực hiện những công việc cụ thể.
Tuy nhiên, ông Ninh thừa nhận, sự liên kết vùng trong thời gian vừa qua còn một số bất cập, hạn chế cần khắc phục.
‘Một trong những việc chúng tôi thấy mà rất cần đề xuất, đó là Trung ương, các cơ quan có thẩm quyền nên tính toán một cơ chế liên kết vùng thực chất và hiệu quả. Đầu tiên, phải có một cơ chế quản lý có đủ thẩm quyền. Thứ hai, xác định được những lĩnh vực, ngành nghề, nội dung hợp tác để sự tương hỗ và cộng hưởng với nhau”, ông Ninh nói.
Tất nhiên, cơ chế này cần bảo đảm tuân thủ định hướng chung, với tầm nhìn của một quốc gia và quốc tế. Cùng với đó là cơ chế kiểm tra, đánh giá định kỳ về những nội dung hợp tác, liên kết, kịp thời để khắc phục những điểm bất cập, hạn chế, tránh đề ra nội dung, đề ra công việc hợp tác liên kết, nhưng bỏ đó.
Theo ông Ninh, riêng Khánh Hòa xác định phải rà soát lại tất cả nội dung, công tác liên kết đã triển khai. Mục đích là xem những việc gì đã làm được, những việc gì làm chưa được thậm chí những việc gì cần phải loại bỏ đi vì nó không phù hợp với cơ chế, điều kiện cũng như bối cảnh mới.
Chủ động làm việc với các địa phương trong tiểu vùng để xác định lại, thiết kế lại những cơ chế tham mưu với cơ quan có thẩm quyền để có những cơ chế chính sách phù hợp hơn với điều kiện, bối cảnh phát triển và cơ hội phát triển mới.
Bí thư Khánh Hòa tỏ rõ quan điểm, không cần làm quá nhiều việc mà cần xác định những việc trọng tâm phù hợp với tiềm năng thế mạnh; phân định rõ chức năng trong việc phối hợp liên kết đó tạo thành một cơ hội phát triển cùng có lợi giữa các địa phương trong tiểu vùng và trong vùng nói chung, để làm sao tận dụng được những tiềm năng, thế mạnh và việc hợp tác này phải có lợi ích của từng địa phương cũng như lợi ích chung của tiểu vùng và vùng.
“Có như vậy việc hợp tác liên kết mới bảo đảm sự phát triển một cách hiệu quả và bền vững”, ông Ninh nhấn mạnh.
Nghị quyết số 39-NQ/TW về phát triển kinh tế- xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ đến năm 2010 (Nghị quyết 39-NQ/TW). Sau đó, ngày 02/8/2012, Bộ Chính trị tiếp tục ban hành Kết luận số 25-KL/TW về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW.
标签:
责任编辑:La liga