88Point88Point

【ltđ bóng đá】Có nên để doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận giờ làm thêm?

lam them

Ảnh T.L minh họa.

Mở rộng khung thỏa thuận về giờ làm thêm là một trong những đề xuất quan trọng nhận được sự quan tâm lớn của cộng đồng doanh nghiệp và người lao động tại dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi).

Làm thêm giờ là nhu cầu cần thiết

Đáng chú ý tại dự thảo lần này là ban soạn thảo đề xuất tăng số giờ làm thêm lên tối đa 400 giờ/năm thay vì 300 giờ/năm như quy định hiện hành.

Trao đổi với phóng viên bên lề Tọa đàm sửa đổi Bộ luật Lao động đáp ứng yêu cầu hội nhập và phát triển đất nước,ónênđểdoanhnghiệpvàngườilaođộngthỏathuậngiờlàmthêltđ bóng đá tổ chức tại Hà Nội mới đây, ông Vũ Quang Thọ - nguyên Viện trưởng Viện Công nhân và công đoàn,Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (TLĐLĐVN) nêu quan điểm không hoàn toàn đồng ý với việc tăng giờ làm thêm lên quá nhiều. Tuy nhiên, trong điều kiện thu nhập và đời sống của người lao động chưa được cải thiện nhiều như hiện nay, thì việc làm thêm là nhu cầu cần thiết.

Thực tế này được ông Thọ khẳng định qua nhiều lần TLĐLĐVN đi khảo sát tại các khu công nghiệp thì thấy rằng, làm thêm giờ là mong muốn cấp thiết của công nhân, thậm chí có trường hợp người lao động sẵn sàng từ bỏ doanh nghiệp này để đến một doanh nghiệp khác có tổ chức làm thêm giờ.

“Tiền lương của người lao động vừa phải trang trải cho thuê nhà, nuôi con, gửi về quê nên họ rất cần làm thêm. Chúng tôi tạm thời đồng ý với đề xuất tăng giờ làm thêm, nhưng yêu cầu chủ doanh nghiệp phải có chính sách đúng đắn, tăng tiền lương tương ứng với thời gian làm việc để đảm bảo quyền lợi sống còn của người lao động” – ông Thọ bày tỏ.

Ông Bùi Sỹ Lợi – Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội cũng cho rằng, làm thêm giờ về cơ bản là không đúng với nguyên lý càng ngày càng phải giảm thời gian lao động và tăng thời gian nghỉ ngơi, bởi vì bản chất tăng thời gian làm thêm chính là tăng cường độ làm việc.

Biết là vậy, nhưng theo ông Lợi, trong bối cảnh hiện nay cần phải tăng thời giờ làm việc vì năng suất lao động của chúng ta vẫn đang ở mức thấp. Tuy nhiên kéo dài thời gian nhưng cần lưu ý không phải bất kỳ ngành nghề, lĩnh vực nào đều tăng giờ làm thêm.

“Tăng thời gian làm thêm chỉ nên trong một số ngành nghề có tính chất thời vụ, liên quan đến vấn đề hàng xuất khẩu, những công việc không làm không được thì nên ưu tiên xử lý. Tuy nhiên, quan điểm của chúng tôi là phải rất cụ thể khi trình ra Quốc hội xin ý kiến, về lĩnh vực và mức nâng” – ông Lợi nhấn mạnh.

Đảm bảo trả lương xứng đáng trên cơ sở thỏa thuận

Mặc dù về cơ bản đồng tình với việc tăng giờ làm thêm, song theo các chuyên gia vấn đề quan trọng là vẫn phải đảm bảo nguyên tắc thỏa thuận giữa người lao động và chủ sử dụng lao động.

“Người lao động nếu thấy đủ sức khỏe và cần tăng thêm thu nhập thì tự nguyện làm, không được bắt ép. Đồng thời, khi tăng giời gian làm việc thì phải tính lũy tiến tiền lương, mục tiêu là dùng các rào cản kỹ thuật để hạn chế chủ doanh nghiệp sử dụng làm thêm giờ một cách tùy tiện, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động” – ông Bùi Sỹ Lợi cho biết.

Cũng theo ông Lợi, tăng giờ làm thêm nếu không cẩn thận thì vô hình chung sẽ tạo cho chủ sử dụng lao động vì kéo dài thời gian làm việc mà không tuyển thêm lao động mới, dẫn đến tăng lao động thiếu việc làm. Do đó, vấn đề cần cân nhắc hết sức cẩn thận và nghiêm túc.

Liên quan đến tiền lương khi làm thêm giờ, ông Lợi cho rằng quan điểm là phải tăng lũy tiến nhưng tăng mức 100%, 250% hay 300% là cần có sự thỏa thuận của hai bên.

“Người lao động luôn muốn tăng vô cùng, nhưng chủ doanh nghiệp lại muốn kiềm chế để giảm tối thiểu chi phí. Tăng để đảm bảo lợi ích cho người lao động nhưng cũng phải tính đến cả chủ sử dụng lao động, nếu không doanh nghiệp sẽ không duy trì được sản xuất thì lại lợi bất cập hại. Tôi nghĩ có lẽ làm thêm giờ và tiền lương lũy tiến nên để người lao động và chủ sử dụng lao động thương lượng, để đảm bảo hài hòa lợi ích của hai bên, nếu thỏa thuận đó bình đẳng thì vô hình chung chúng ta đã tạo ra quan hệ rất tiến bộ trong doanh nghiệp” – ông Lợi nhấn mạnh.

Trong khi đó, ông Vũ Quang Thọ lại thẳng thắn cho rằng, chủ doanh nghiệp cần xem người lao động là nguồn lực quan trọng cho sản xuất kinh doanh, nên cần có chính sách đãi ngộ phù hợp. Theo ông, nếu doanh nghiệp đã huy động làm thêm thì phải trả theo đúng đơn giá mà pháp luật đang quy định./.

Mai Đan

赞(915)
未经允许不得转载:>88Point » 【ltđ bóng đá】Có nên để doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận giờ làm thêm?