Chủ động các phương án,ảođảmantoagravensứckhỏengườidacircntrongmọitigravenhhuốlịch thi đấu fifa club world cup 2023 kịch bản ứng phó với Covid-19 Nhiệm vụ và giải pháp đầu tiên được chương trình hành động đưa ra là tập trung thực hiện hiệu quả mục tiêu kép vừa phòng, chống dịch Covid-19 vừa phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội trong trạng thái “bình thường mới”. Theo đó, các sở, ban, ngành và UBND huyện, thị xã, thành phố tiếp tục triển khai thực hiện các quy định về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 tại Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11-10-2021 của Chính phủ và hướng dẫn của các bộ, ngành Trung ương; thực hiện hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp; tạo thuận lợi tối đa cho lưu thông hàng hóa, lao động trở lại sản xuất sau dịch bệnh. Phát huy vai trò của mạng lưới y tế cơ sở, đội phản ứng nhanh, tổ hỗ trợ điều trị Covid-19, tổ covid cộng đồng. Tuyệt đối không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác; tiếp tục nghiên cứu tổng kết thực tiễn, bổ sung, hoàn thiện và thực hiện hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch; chủ động các phương án, kịch bản để kịp thời ứng phó và bảo đảm an toàn tính mạng cho nhân dân trong mọi tình huống. UBND tỉnh yêu cầu bảo đảm nguồn cung hàng hóa thiết yếu, nguyên, nhiên, vật liệu phục vụ sản xuất. Trong ảnh: Hoạt động tại cây xăng Công ty cổ phần Phúc Thịnh Phát, TP. Đồng Xoài. Ảnh: M.L Sở Tài chính chủ trì, phối hợp các sở, ban, ngành và UBND huyện, thị xã, thành phố điều hành chi ngân sách nhà nước (NSNN) chặt chẽ, tiết kiệm, hiệu quả; kiểm soát nghiêm các khoản chi NSNN theo dự toán giao, đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức quy định. Tiết kiệm triệt để các khoản chi thường xuyên, không bố trí dự toán chi cho nhiệm vụ chi chưa thực sự cần thiết, chính sách chưa ban hành; chỉ tăng chi NSNN khi thật sự cần thiết và có nguồn bảo đảm... Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh chỉ đạo các chi nhánh ngân hàng, quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh tiếp tục triển khai các giải pháp hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho khách hàng vay vốn bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 như cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi vay, phí... Hướng dẫn các chi nhánh ngân hàng thương mại trên địa bàn triển khai mạnh mẽ chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, nông dân chịu ảnh hưởng của dịch bệnh để nhanh chóng khôi phục sản xuất, kinh doanh. Thực hiện các giải pháp tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả; tập trung vốn cho vay các lĩnh vực sản xuất, lĩnh vực ưu tiên, những ngành theo định hướng phát triển kinh tế của tỉnh; kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với những lĩnh vực như bất động sản, chứng khoán, BOT... Đầu tư công kích hoạt mọi nguồn lực xã hội
UBND tỉnh cũng giao Sở Công Thương chủ trì, phối hợp các sở, ban, ngành và UBND huyện, thị xã, thành phố thúc đẩy tiêu dùng nội địa, phấn đấu tốc độ tăng tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 13,46%, xuất khẩu đạt 3.850 triệu USD. Tập trung theo dõi, phân tích, dự báo thị trường, kịp thời có giải pháp ứng phó khi thị trường có biến động bất thường, bảo đảm nguồn cung hàng hóa thiết yếu, nguyên, nhiên, vật liệu phục vụ sản xuất, không để đứt gãy chuỗi cung ứng... Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp các sở, ban, ngành và UBND huyện, thị xã, thành phố phấn đấu huy động vốn đầu tư toàn xã hội đạt khoảng 36.300 tỷ đồng, chiếm 42,4% GRDP. Sử dụng vốn đầu tư công dẫn dắt, kích hoạt mọi nguồn lực hợp pháp của xã hội, nhất là thông qua hợp tác đối tác công tư. Thu hút chọn lọc nguồn lực đầu tư nước ngoài, tổ chức lại xúc tiến đầu tư theo hướng chủ động tiếp cận, tìm hiểu, hỗ trợ các đối tác, tập đoàn lớn, công nghệ cao đứng đầu hoặc vận hành chuỗi giá trị, chủ động đề xuất phương án tạo mặt bằng sạch, hạ tầng kết nối, nhân lực... Chú trọng đối thoại chính sách, xúc tiến đầu tư tại chỗ, kịp thời tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp FDI. Thúc đẩy phát triển liên kết vùng Để thúc đẩy phát triển liên kết vùng, khu kinh tế và phát triển đô thị, kinh tế đô thị, đẩy nhanh tiến độ lập, phê duyệt các quy hoạch, chương trình hành động giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả vai trò của tỉnh Bình Phước trong Tổ điều phối Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Phối hợp với các tỉnh, thành phố trong vùng, Hội đồng Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đề xuất, kiến nghị với Chính phủ về những cơ chế, chính sách phù hợp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện cơ chế điều phối giai đoạn 2021-2025. Đồng thời, tăng cường đôn đốc đơn vị tư vấn đẩy nhanh tiến độ lập Quy hoạch tỉnh Bình Phước thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, chủ động tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc của các cấp, ngành trong quá trình lập quy hoạch tỉnh nhằm đảm bảo sự thống nhất cao, đảm bảo chất lượng để trình Trung ương thẩm định, phê duyệt trong quý 2/2022. Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp các sở, ban, ngành và UBND huyện, thị xã, thành phố rà soát, phân bố, tổ chức lại không gian phát triển các ngành, lĩnh vực hài hòa, hợp lý giữa đô thị và nông thôn tại từng vùng, địa phương; thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế đô thị theo hướng tăng trưởng xanh, bền vững, phát triển nhanh kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, các ngành công nghiệp động lực và dịch vụ có sức cạnh tranh. Tiếp tục tăng cường quản lý phát triển đô thị, xử lý hiệu quả các vấn đề ngập úng, môi trường và rác thải đô thị; rà soát, cập nhật hoàn thiện cơ sở dữ liệu đô thị; hướng dẫn đôn đốc, kiểm tra các huyện, thị xã, thành phố về công tác triển khai thực hiện quy chế quản lý kiến trúc, quy hoạch vùng huyện, đẩy mạnh công tác phủ kín quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết. Phấn đấu tỷ lệ đô thị hóa đạt 36%... |