当前位置:首页 > Nhận Định Bóng Đá

【kèo europa league】Quốc hội thảo luận dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2013

Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Chiều 1/6,ốchộithảoluậndựkiếnChươngtrnhxydựngluậtphplệnhnăkèo europa league Quốc hội đã thảo luận tại hội trường về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2013, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2012 và nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII.

Theo đề nghị của Chính phủ và các cơ quan hữu quan, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội cho bổ sung 3 dự án luật, điều chỉnh tiến độ 5 dự án luật khác trong Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2012.

Cơ bản nhất trí với chương trình xây dựng luật được Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình, tuy nhiên, trong điều chỉnh tiến độ 5 dự án luật trong năm 2012, một số đại biểu không đồng tình với việc lùi thời hạn trình Dự án Luật Đất đai (sửa đổi) để Quốc hội cho ý kiến từ kỳ họp thứ 4 sang kỳ họp thứ 5; và dự kiến thông qua trong kỳ họp thứ 5 chuyển sang kỳ họp thứ 6.

Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng một số nội dung quan trọng của Dự án Luật Đất đai (sửa đổi) như chế độ sở hữu lại liên quan chặt chẽ điến các quy định của Hiến pháp và kết quả tổng kết Nghị quyết Trung ương 7 (khoá IX) về chính sách đất đai, do vậy, nên lùi thời gian trình Quốc hội cho ý kiến về luật này để có thời gian chuẩn bị tốt hơn.

Nâng cao chất lượng chuẩn bị các dự án luật

Liên quan đến chất lượng xây dựng các dự án luật, đại biểu Chu Sơn Hà (đoàn Hà Nội) cho rằng nhiều luật có biểu hiện cục bộ, cá biệt có dự án luật biểu hiện lợi ích nhóm. Ban soạn thảo với các thành viên tham gia công việc quản lý nhiều nên việc chỉ đạo không kịp thời, ảnh hưởng đến chất lượng, tiến độ của việc xây dựng dự án luật.

Cũng theo ông Hà, trong quá trình soạn thảo việc lấy các ý kiến chuyên gia, các đối tượng bị điều chỉnh còn cập rập, thời gian được tiếp cận với dự thảo ít. Khắc phục hạn chế này, đại biểu Hà đề nghị cần bố trí nhiều thời gian cho các chuyên gia tiếp cận với dự thảo luật,cũng như làm sao các đối tượng điều chỉnh được tiếp cận và lấy ý kiến trong quá trình xây dựng dự thảo luật.

Một số đại biểu cũng đề nghị bên cạnh việc xây dựng luật cần có hướng dẫn cụ thể đối với các bộ, ngành có lộ trình xây dựng nghị định, thông tư hướng dẫn song song để khi luật được ban hành sẽ đi vào cuộc sống ngay, tránh việc luật ban hành mà hướng dẫn thực thi lại chậm.

Đối với chương trình xây dựng luật năm 2013, đa số đại biểu Quốc hội đồng tình với đề xuất trong Chương trình năm 2013 là 80 dự án luật và 7 dự án pháp lệnh. Tuy nhiên, các đại biểu cho rằng cần phải quán triệt một số định hướng: đó là ưu tiên đưa vào Chương trình các dự án nhằm tiếp tục thể chế hóa kịp thời các văn kiện của Đại hội Đảng lần thứ XI, đặc biệt là thực hiện ba đột phá trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020; các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương; Nghị quyết số 48-NQ/TW, 49-NQ/TW; các dự án liên quan trực tiếp đến việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992.

Ngoài ra, chỉ những dự án luật được thuyết minh rõ ràng về sự cần thiết ban hành, phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, các nội dung cơ bản; kiên quyết không đưa vào Chương trình những dự án chưa đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Việc đưa các dự án vào Chương trình phải tính đến quỹ thời gian, khả năng thực tế của cơ quan soạn thảo, cơ quan thẩm tra để tránh dồn quá nhiều dự án vào một cơ quan nhằm bảo đảm chất lượng và tiến độ của dự án.

Nguồn: Chinhphu.vn

分享到: