Vốn FDI tăng mạnh TheựcĐôngNambộHấpdẫnnhàđầutưnướcngoàthứ hạng của fc viktoria plzeňo thông tin từ Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đồng Nai, thu hút vốn FDI của tỉnh từ đầu năm đến cuối tháng 11/2015 đạt gần 2,4 tỷ USD, vượt hơn 2 lần so với kế hoạch năm. Trong đó, 95 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư mới và 81 dự án điều chỉnh tăng vốn. Đây là kết quả thu hút FDI cao nhất từ trước đến nay của tỉnh, mang ý nghĩa rất lớn khi vài năm gần đây Đồng Nai đã chuyển hướng, thu hút các dự án FDI có chọn lọc. Tính chung đến thời điểm hiện nay, Đồng Nai có 1.189 dự án FDI với tổng vốn gần 24 tỷ USD. Bên cạnh đó, 11 tháng đầu năm 2015, tỉnh Bình Dương thu hút được 1,8 tỷ USD vốn FDI, đạt 182% kế hoạch năm, cao hơn 19% so với cùng kỳ năm 2014. Đến nay, Bình Dương thu hút được 2.567 dự án FDI với tổng vốn đầu tư đăng ký 22,24 tỷ USD của 40 quốc gia, vùng lãnh thổ. Với kết quả này, Bình Dương tiếp tục khẳng định là “địa chỉ đỏ” về thu hút đầu tư tại khu vực Đông Nam bộ. Không quá sôi động như Bình Dương, Đồng Nai trong thu hút vốn FDI, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu tập trung thu hút vốn vào khu công nghiệp (KCN) tập trung, dự án phù hợp với thế mạnh của tỉnh như du lịch, cảng biển… Từ đầu năm đến tháng 11/2015, tỉnh thu hút 10 dự án mới và 11 lượt tăng vốn với tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm đạt 735,1 triệu USD. Thống kê cũng cho thấy, đến nay, tỉnh có 313 dự án FDI còn hiệu lực, tổng vốn đầu tư đăng ký trên 27,56 tỷ USD. Được xem là trung tâm kinh tế của cả nước, TP. Hồ Chí Minh cũng phát huy thế mạnh trong việc thu hút vốn FDI. Tính đến cuối tháng 11/2015, thành phố thu hút 517 dự án đầu tư mới và 141 dự án điều chỉnh với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng vốn là 3,2 tỷ USD. Vừa qua, UBND TP. Hồ Chí Minh đã kiến nghị Thủ tướng cho phép chỉ định liên danh 7 công ty của Hàn Quốc (Tập đoàn Lotte) và Nhật Bản làm chủ đầu tư Dự án Khu phức hợp thông minh Thủ Thiêm với tổng số vốn khoảng 2,2 tỷ USD. Nếu đề nghị này được thông qua, vốn đầu tư nước ngoài vào TP. Hồ Chí Minh dự kiến tăng mạnh trong thời gian tới. Phát huy thế mạnh hạ tầng Có thể thấy, bên cạnh các yếu tố “thiên thời, địa lợi”, việc các địa phương xác định tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, thủ tục hành chính, hoàn thiện cở sở hạ tầng, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, chú trọng chất lượng dự án… đã mang lại thành công trong hoạt động thu hút vốn FDI của khu vực. Theo Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Đinh Quốc Thái, với hệ thống giao thông thuận lợi, các KCN quy hoạch bài bản và tới đây Cảng hàng không quốc tế Long Thành được xây dựng, Đồng Nai sẽ tiếp tục là điểm đến đầu tư, mở rộng sản xuất cho nhiều tập đoàn lớn trên thế giới. Hiện tỉnh có 28/31 KCN đã hoàn thiện hệ thống hạ tầng với chất lượng tốt, đảm bảo theo đúng quy hoạch và đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư. Phát huy thế mạnh về cơ sở hạ tầng để thu hút đầu tư, ông Nguyễn Anh Triết - Trưởng Ban quản lý các KCN tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu - cho biết: Tỉnh kêu gọi đầu tư vào KCN của tỉnh, phát huy tối đa lợi thế về hệ thống giao thông thủy và cảng biển; ưu tiên thu hút các dự án ngành dịch vụ, sản xuất công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ, không gây ô nhiễm môi trường. Để đón đầu dòng vốn FDI mới, đón cơ hội khi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) ký kết, ông Nguyễn Thanh Trúc - Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Bình Dương – nhấn mạnh: Bình Dương đang thành lập quy hoạch lên đến 35 khu, cụm công nghiệp tập trung tại các huyện, thị nông thôn mới để chuyển dịch công nghiệp tại các địa bàn vốn phát triển nông nghiệp. Trong đó, thành lập KCN ưu tiên thu hút đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp phụ trợ, giảm dần lệ thuộc nhập khẩu nguyên liệu các mặt hàng dệt may, da giày...
|