发布时间:2025-01-26 06:46:45 来源:88Point 作者:Cúp C1
Đây là chia sẻ của ông Trần Đức Anh - Giám đốc Kinh tế vĩ mô và chiến lược thị trường - Khối Phân tích thuộc Công ty Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV),ịtrườngchứngkhoánđangởtrạngtháităngtrongnghingờlịch bóng đá thái lan khi trao đổi với phóng viên TBTCVN về những phiên tăng điểm tương đối bất ngờ của thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam hiện nay.
* PV:Thưa ông, TTCK Việt Nam đã có những phiên tăng trở lại, với mức tăng rất hấp dẫn. Ông đánh giá thế nào về diễn biến thị trường trong những phiên này?
- Ông Trần Đức Anh:TTCK Việt Nam trải qua các phiên hồi phục mạnh đầu tháng tư nhờ tác động từ việc tình hình dịch Covid-19 trong nước có diễn biến tích cực, cùng thông tin về gói hỗ trợ “an sinh xã hội” của Chính phủ.
Trong tháng 4 này, thị trường sẽ tiếp tục có diễn biến giằng co đan xen. Trong đó, áp lực bán từ khối ngoại sẽ tiếp tục duy trì, cản trở đà hồi phục của thị trường, trong khi lực cầu bắt đáy trong nước sẽ biến động theo diễn biến dịch bệnh trong nước và quốc tế. Ông Trần Đức Anh |
Các cổ phiếu vốn hóa lớn, vốn chịu áp lực bán từ cả khối nhà đầu tư trong nước và quốc tế trong tháng 3, đã ghi nhận sự hồi phục mạnh mẽ và dẫn dắt xu hướng tăng của thị trường chung.
Trong đó, có 3 nhóm cổ phiếu chính ghi nhận đà tăng mạnh là: nhóm cổ phiếu ngành tài chính (ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán) vốn là nhóm cổ phiếu mang tính chu kỳ và có độ nhạy cao với biến động thị trường; nhóm cổ phiếu đã có sự sụt giảm mạnh do tác động bởi dịch Covid-19, hồi phục nhờ lực bắt đáy như một số cổ phiếu ngành hàng tiêu dùng, dệt may, công nghệ; và nhóm cổ phiếu dầu khí, được hưởng lợi kép từ cả xu hướng hồi phục của giá dầu thế giới.
Nhìn chung, trong các phiên giao dịch này, lực cầu trong nước là tương đối tốt. Tuy nhiên, điểm đáng lo ngại là hoạt động bán ròng của khối ngoại chưa có dấu hiệu lắng xuống. Điều này có thể hiểu được khi mà khẩu vị rủi ro của dòng tiền ngoại xuống mức rất thấp, xu hướng rút vốn khỏi các thị trường mới nổi diễn ra mạnh mẽ trong bối cảnh dịch bệnh chưa có dấu hiệu suy yếu trên quy mô toàn cầu, cùng với việc các lo ngại về suy thoái kinh tế diễn rộng ngày càng trở nên hiện hữu. Đây cũng là lực cản lớn vào đà hồi phục của TTCK Việt Nam.
* PV:Ông có lý giải thế nào về các phiên tăng mạnh khá bất ngờ này?
- Ông Trần Đức Anh:Về cơ bản, TTCK toàn cầu nói chung và TTCK Việt Nam nói riêng đang trong giai đoạn biến động mạnh, phản ứng trước các thông tin trái chiều liên quan đến diễn biến dịch Covid-19, mức độ chịu tác động của các doanh nghiệp niêm yết và thông tin về các gói hỗ trợ kinh tế của các ngân hàng trung ương và chính phủ.
Diễn biến sụt giảm của TTCK Việt Nam trong tháng 3 đã kéo chỉ số VN-Index, xét theo P/E, xuống vùng giá thấp nhất kể từ đầu năm 2012. So với các thị trường trong khu vực, TTCK Việt Nam cũng đang ở mức thấp (chỉ nhỉnh hơn Philippines, trong khi thấp hơn Thái Lan, Malaysia, Indonesia…).
Đây rõ ràng là mức giá đủ hấp dẫn, kết hợp với yếu tố tích cực về mặt thông tin, có thể kích hoạt dòng tiền bắt đáy hoạt động, tìm kiếm lợi nhuận, đặc biệt ở những cổ phiếu vốn hóa lớn đã sụt giảm sâu, có nền tảng cơ bản tốt, báo cáo tài chính mạnh và chiến lược phát triển rõ ràng.
Ngoài ra, chúng ta cũng không thể không nhắc đến lượng vốn lớn các doanh nghiệp đăng ký mua vào cổ phiếu quỹ, hay các lãnh đạo doanh nghiệp mua vào với mục đích đầu tư cá nhân, không chỉ giúp gia tăng lực cầu trên thị trường, còn giúp cải thiện trạng thái tâm lý nhà đầu tư.
Lực cầu trong nước khá tốt đã giúp TTCK tăng điểm mạnh những phiên vừa qua. Ảnh: DM. |
* PV:Chỉ số tăng điểm, nhưng thanh khoản vẫn chưa tăng mạnh. Phải chăng dòng tiền vẫn còn rất e ngại trước rủi ro có thể đến, thưa ông?
- Ông Trần Đức Anh:Trên thực tế, việc thanh khoản chưa tăng mạnh trong các phiên hồi phục đầu tiên của thị trường sau nhịp giảm sâu và kéo dài là diễn biến thường thấy trong quá khứ. Đây là trạng thái mà chúng tôi vẫn gọi là giai đoạn “tăng trong nghi ngờ” - thị trường tăng nhờ dòng tiền bắt đáy hoạt động tích cực ở nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn, kết hợp với áp lực bán suy yếu nhờ thị trường đón nhận 1 vài thông tin khả quan.
Ở giai đoạn hiện tại, nhà đầu tư hoàn toàn có cơ sở nghi ngờ về đà hồi phục của thị trường do dịch Covid-19 có diễn biến khó lường và còn quá sớm để chúng ta có thể kết luận Việt Nam đã hoàn toàn kiểm soát được dịch bệnh, trong khi tình hình dịch bệnh trên thế giới diễn biến phức tạp và các tác động đến hoạt động kinh tế, xã hội vẫn chưa thể đo lường 1 cách toàn diện.
Trong quá khứ, nếu chỉ số VN-Index có thể hồi phục bền vững ở giai đoạn “tăng trong nghi ngờ” nhờ lực kéo từ nhóm cổ phiếu trụ cột, thị trường có thể sớm bước vào giai đoạn 2 khi dòng tiền có sự lan tỏa tốt hơn đến các nhóm cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ, ở cả những ngành có độ nhạy thấp với thị trường chung. Đây là kịch bản tích cực. Tuy nhiên, tôi không đánh giá cao khả năng này xảy ra ngay ở thời điểm hiện tại.
* PV:Dịch bệnh Covid-19 vẫn rất khó lường và sự tác động tới nền kinh tế cũng mới bộc lộ bước đầu, vậy ông nhận định thế nào về TTCK tháng 4 và quý II này?
- Ông Trần Đức Anh:Diễn biến TTCK đang chịu tác động mạnh bởi diễn biến dịch Covid-19, là yếu tố “thiên nga đen” với mức độ ảnh hưởng chưa có tiền lệ và chưa có cơ sở để dự báo thời điểm thoái trào.
Mặc dù chưa có sự đồng thuận của các nhà nghiên cứu, tôi kỳ vọng đỉnh dịch bệnh sẽ diễn ra vào cuối quý II. Điều này đồng nghĩa với việc nhịp hồi phục bền vững sẽ chỉ xuất hiện thời điểm cuối quý II, đầu quý III, với sự dẫn dắt bởi nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn đã sụt giảm sâu, và có khả năng nhanh chóng khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh nhờ bộ đệm tài chính lành mạnh, ưu thế về quy mô, cũng như quan hệ với đối tác lâu năm,...
Xét riêng trong tháng 4 này, thị trường sẽ tiếp tục có diễn biến giằng co đan xen. Trong đó, áp lực bán từ khối ngoại sẽ tiếp tục duy trì, cản trở đà hồi phục của thị trường, trong khi lực cầu bắt đáy trong nước sẽ biến động theo diễn biến dịch bệnh trong nước và quốc tế.
* PV:Xin cảm ơn ông!
Duy Thái
相关文章
随便看看