您现在的位置是:World Cup >>正文

【u20 nhật bản vs】Sửa quy định về thời hạn bắt buộc triển khai mô hình CCP

World Cup559人已围观

简介Trong đó, dự thảo đề nghị sửa đổi khoản 13 điều 310 nhằm nâng thời hạn tối đa bắt buộc triển khai th ...

Trong đó,ửaquyđịnhvềthờihạnbắtbuộctriểnkhaimôhìu20 nhật bản vs dự thảo đề nghị sửa đổi khoản 13 điều 310 nhằm nâng thời hạn tối đa bắt buộc triển khai thực hiện hoạt động bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán theo cơ chế đối tác bù trừ trung tâm (CCP) từ 3 năm lên thành 5 năm.

Cụ thể, trong thời hạn 5 năm kể từ ngày nghị định này có hiệu lực thi hành, hoạt động bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán theo cơ chế đối tác bù trừ trung tâm phải được triển khai thực hiện theo quy định tại nghị định này.

Sửa quy định về thời hạn bắt buộc triển khai mô hình CCP
Ảnh minh họa

Trong thời gian chưa triển khai hoạt động bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán theo cơ chế đối tác bù trừ trung tâm, hoạt động bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán được thực hiện theo quy định tại Luật Chứng khoán số 70/2006/QH11 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật Chứng khoán số 62/2010/QH12 và các văn bản quy định chi tiết thi hành.

Điều 310 là điều khoản chuyển tiếp về việc thực hiện hoạt động bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán tại thị trường Việt Nam.

Theo quy định tại điều 150 của Nghị định 155/2020/NĐ-CP, hoạt động bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán thực hiện theo cơ chế CCP. Cụ thể, áp dụng CCP đối với hoạt động bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán niêm yết, đăng ký giao dịch thực hiện trên hệ thống giao dịch chứng khoán, ngoại trừ hoạt động bù trừ, thanh toán giao dịch công cụ nợ.

Trong đó Tổng công ty Lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam thực hiện thế vị, bù trừ và xác định nghĩa vụ thanh toán giao dịch chứng khoán cho các thành viên bù trừ căn cứ vào kết quả giao dịch hợp lệ do Sở Giao dịch chứng khoán cung cấp./.

Bên cạnh sửa đổi nói trên, dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 155/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán cũng bổ sung thêm khoản mục cho nội dung hủy niêm yết bắt buộc. Cụ thể, bổ sung điều Khoản 7 cho Điều 120, quy định rằng: “Trường hợp đặc biệt cần duy trì niêm yết do Chính phủ xem xét, quyết định”.

Tags:

相关文章