【soi kèo boca juniors】Quy hoạch hệ thống thuỷ lợi ở Cà Mau Đi sau, loay hoay đối phó.  Bài 4: Cảnh báo sự lãng phí

Báo Cà Mau(CMO) Sự dàn trải trong đầu tư đang khiến nhiều công trình thuỷ lợi chưa phát huy được công năng, không ít công trình xây dựng xong chỉ để đó. Đây là sự lãng phí đã được cảnh báo.

Theo quy hoạch thuỷ lợi, vùng Bắc Cà Mau có diện tích tự nhiên hơn 154.414 ha, bao gồm một phần diện tích huyện Thới Bình, toàn bộ huyện U Minh và phần lớn diện tích huyện Trần Văn Thời. Vùng Quản Lộ Phụng Hiệp có diện tích tự nhiên khoảng 54.480 ha, bao gồm phần lớn huyện Thới Bình và TP Cà Mau. Vùng Nam Cà Mau với diện tích tự nhiên khoảng 203.808 ha. Trừ sông, kênh quanh tiểu vùng còn khoảng 195.137ha, trong đó đất nông nghiệp 163.205 ha.

Vùng ngọt hoá trước nguy cơ xâm mặn

Tiểu vùng 1 - Bắc Cà Mau nằm hoàn toàn ở huyện U Minh, có diện tích tự nhiên khoảng 14.903 ha. Trong đó hơn 8.732 ha đất lúa và tôm - lúa, ngoài ra còn 3.400 ha rừng sản xuất, 500 ha rừng phòng hộ. Trước đây tiểu vùng được quy hoạch sản xuất theo hệ sinh thái ngọt, tuy nhiên do hệ thống công trình chưa ngăn được mặn, vùng bị mặn xâm nhập từ biển Tây vào. 

Theo hiện trạng, hệ thống đê bao trong tiểu vùng hiện chỉ có 2 tuyến đê bao chính là đê tả ven sông Cái Tàu và đê biển Tây, còn lại là các bờ bao ven kênh. Tuy nhiên, hệ thống đê và bờ bao hiện đã xuống cấp, không còn đủ cao trình, nhiều đoạn bị lún, sạt lở, không đáp ứng được cao trình chống chọi với thiên tai (tràn bờ) và nước biển dâng. Trong khi đó, tiểu vùng có địa hình tương đối thấp, nên vào mùa mưa kết hợp với triều cường ngập úng cục bộ và tràn bờ bao, thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp và nuôi thuỷ sản. Tình hình sạt lở bờ trong tiểu vùng này xảy ra liên tục và khá nghiêm trọng, nhất là đoạn từ Lung Ranh đến Hương Mai dài 2.200 m… Từ đó nguy cơ xâm mặn vào tiểu vùng rất cao.

Hay như Tiểu vùng 2 - Bắc Cà Mau nằm ở huyện U Minh, một phần huyện Trần Văn Thời có 15.280 ha đất lúa và tôm - lúa, 12.000 ha rừng sản xuất với 8.286 ha rừng tràm Vườn Quốc gia U Minh Hạ. Là tiểu vùng được quy hoạch canh tác theo hệ sinh thái ngọt với nguồn ngọt chủ yếu lấy từ nước mưa. Tiểu vùng đã lập dự án đầu tư xây dựng hệ thống thuỷ lợi, được UBND tỉnh phê duyệt theo Quyết định số 1616/QĐ-UBND ngày 21/10/2010 nhằm ngăn mặn, giữ ngọt, tiêu úng xổ phèn, trữ nước phục vụ sản xuất theo hệ sinh thái ngọt. Theo đó, nhiều cống kiên cố dọc trên đê biển Tây như cống Sào Lưới, cống Ba Tỉnh, cống T21, T25... cùng các cống thời vụ khác, phần nào ngăn mặn, giữ ngọt, tiêu úng, xổ phèn. Song, một số cống đã xuống cấp, hư hỏng hoặc không đủ khả năng phục vụ như: Cống Khai Hoang, cống Chệt Tửng, cống Khu thực nghiệm...  Theo Trưởng phòng NN&PTNT huyện Trần Văn Thời Duy Quốc Tuấn, hệ thống cống được đầu tư cơ bản đáp ứng nhu cầu, tuy nhiên hệ thống trạm bơm công suất chưa đảm bảo nên chưa đủ năng lực tiêu nước khi có ngập cục bộ.

Cống Cái Rắn, xã Phú Hưng, huyện Cái Nước đang thi công để khép kín Tiểu vùng 2 Nam Cà Mau.

Vùng Quản lộ Phụng Hiệp trước đây được quy hoạch ngọt hoá, nhưng đến nay đã chuyển sang hệ sinh thái mặn. Kèm theo đó, âu thuyền Tắc Thủ được đầu tư hàng trăm tỷ đồng nhưng đến nay đã đắp chiếu, đó là chưa kể hệ thống cống kèm theo. Ông Tô Quốc Nam cho biết, Chính phủ đã chấp nhận chủ trương đầu tư âu thuyền Ninh Quới, xã Ninh Quới A, huyện Hồng Vân, tỉnh Bạc Liêu, dự án trọng điểm nằm trong vùng ĐBSCL nhằm mục tiêu kiểm soát nguồn nước mặn, đảm bảo sản xuất ổn định, sinh thái trong khu vực.

Vùng mặn chưa đáp ứng nhu cầu tiêu thoát nước

Vùng Nam Cà Mau được quy hoạch chia thành 18 tiểu vùng, hiện nay tỉnh đã có chủ trương tiến hành lập dự án đầu tư xây dựng hệ thống thuỷ lợi được 15/18 tiểu vùng. Quá trình tiến hành triển khai thực hiện các dự án gặp rất nhiều khó khăn về nguồn vốn, chưa xây dựng đầy đủ các công trình theo dự án đã đề ra, dẫn đến chưa đáp ứng yêu cầu sản xuất đặt ra như cấp nước phục vụ nuôi thuỷ sản, tiêu thoát nước để rửa mặn, tiêu úng, xổ phèn, kiểm soát dịch bệnh.

Tiêu biểu như Tiểu vùng 2 - Nam Cà Mau, thuộc huyện Trần Văn Thời và Cái Nước, có diện tích tự nhiên 8.050 ha, trong đó có 3.700 ha đất tôm - lúa và hơn 3 ngàn héc-ta đất nuôi tôm quảng canh. Tiểu vùng đã được lập dự án đầu tư xây dựng theo Quyết định số 09/QĐ-CTUB vào ngày 6/1/2003 với mục tiêu ngăn mặn, giữ ngọt, tiêu úng, xổ phèn phục vụ luân canh một vụ lúa trên đất nuôi tôm. Tuy nhiên, do nguồn vốn có hạn, đến nay mới chỉ dừng lại ở bước nạo vét kênh mương theo dự án, công trình cống đang thiết kế và thi công mới hoàn thành được một ít.

Giám đốc Trung tâm Quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi (Sở NN&PTNT) Trần Quốc Nam lý giải, dù đã thay đổi hiện trạng sản xuất nhưng nhu cầu khép kín để chủ động kiểm soát nguồn nước hiện rất lớn. Đồng thời, trong tương lai nếu người dân khu vực này nhu cầu sản xuất lại một vụ lúa trên đất nuôi tôm thì tiến hành thay đổi quy trình vận hành hệ thống cống.

Giống như Tiểu vùng 2, Tiểu vùng 15 - Nam Cà Mau, thuộc phần diện tích phía Tây huyện Đầm Dơi thuộc các xã Tân Duyệt, Trần Phán, Tân Trung, Quách Phẩm Bắc và thị trấn Đầm Dơi, có diện tích tự nhiên 13.935 ha, trong đó có 11.101 ha đất nuôi thuỷ sản với hình thức nuôi tôm quảng canh là chủ đạo. Các cống được xây dựng trước năm 2001 trong thời kỳ ngọt hoá với nhiệm vụ ngăn mặn, giữ ngọt phục vụ trồng lúa, như cống Hội Đồng Ninh, cống Nhị Nguyệt, cống Bờ Đập, cống Chà Là, cống Bá Huê và cống Bàu Sen. Trong báo cáo giám định phản biện của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh nêu rõ, hiện nay chức năng các cống nói trên không còn, vì vậy từ lâu các công trình này không còn hoạt động và bị xuống cấp nghiêm trọng hoặc bị tháo dỡ, một số cống do sạt lở đất chìm xuống sông gây cản trở giao thông thuỷ.

Từ thực tế hiện trạng công trình thuỷ lợi được đầu tư trên địa bàn tỉnh cho vùng ngọt và cả vùng mặn nhưng chưa phát huy hiệu quả ngăn mặn, giữ ngọt, tiêu thoát nước... gây nên sự lãng phí đầu tư rất lớn./.

Trung Đỉnh - Nguyễn Phú

Bài 5: TÌM LỜI GIẢI CHO BÀI TOÁN THUỶ LỢI

Thể thao
上一篇:Quận Hoàn Kiếm và 176 xã của Hà Nội thuộc diện phải sáp nhập
下一篇:Google Photos tròn 1 tuổi, 24 tỉ ảnh “tự sướng”