当前位置:首页 > Cúp C1 > 【lịch c1 châu âu】Liên kết vùng tạo sức bật thu hút đầu tư

【lịch c1 châu âu】Liên kết vùng tạo sức bật thu hút đầu tư

2025-01-26 03:35:32 [Nhận Định Bóng Đá] 来源:88Point

Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh - Nguyễn Văn Được kiểm tra tiến độ thực hiện đường Vành đai 3 TP.HCM, đoạn qua Long An

Liên kết chặt chẽ với TP.HCM

Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh - Nguyễn Văn Út chia sẻ, nhận thức tầm quan trọng của liên kết vùng và giữa các địa phương trong vùng, thời gian qua, tỉnh đặc biệt quan tâm liên kết với TP.HCM. Trong từng giai đoạn, Long An và TP.HCM đều ký thỏa thuận hợp tác phát triển KT-XH giữa 2 địa phương. Chương trình hợp tác đã tạo điều kiện cho Long An trong trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm, giúp nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý nhà nước.

Long An có lợi thế liền kề với TP.HCM, rất thuận lợi trong liên kết phát triển hạ tầng giao thông. Theo đó, tỉnh tập trung các nguồn lực triển khai nhiều công trình giao thông kết nối, gồm các công trình chuyển tiếp và công trình dự kiến đầu tư mới theo thỏa thuận hợp tác giữa 2 địa phương. Qua đó, góp phần thay đổi diện mạo hạ tầng giao thông kết nối 2 địa phương cũng như đồng bộ kết cấu hạ tầng vùng và liên vùng.

Hiện nay, giữa 2 địa phương có nhiều tuyến đường giao thông kết nối, góp phần giao thương hàng hóa và phát triển KT-XH như Quốc lộ (QL) 1 kết nối huyện Bến Lức với huyện Bình Chánh; Đường tỉnh (ĐT) 830C kết nối với đường Nguyễn Hữu Trí (huyện Bình Chánh); tuyến QL50 kết nối huyện Cần Giuộc và huyện Bình Chánh.

ĐT826C (huyện Cần Giuộc) kết nối với đường Lê Văn Lương (huyện Nhà Bè); ĐT826E (huyện Cần Giuộc) kết nối với đường Long Hậu (huyện Nhà Bè). ĐT826 (huyện Cần Giuộc) kết nối đường Đinh Đức Thiện (huyện Bình Chánh). ĐT822 (huyện Đức Hòa) kết nối với Tỉnh lộ 7 (huyện Bình Chánh). ĐT823 (huyện Đức Hòa) kết nối với Tỉnh lộ 8 (huyện Bình Chánh). ĐT824 (huyện Đức Hòa) kết nối với đường Nguyễn Văn Bứa (huyện Hóc Môn). ĐT825 (huyện Đức Hòa) kết nối với đường Trần Văn Giàu (huyện Bình Chánh). ĐT823D (huyện Đức Hòa) kết nối với huyện Bình Chánh và các tuyến đường liên xã, liên huyện khác.

Đặc biệt, Long An còn là địa phương nằm trong Dự án đường Vành đai 3 TP.HCM, Vành đai 4 TP.HCM. Khi 2 tuyến đường này hoàn thành sẽ giúp Long An kết nối các tỉnh, thành phố Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam được thuận lợi hơn, xây dựng hệ thống đô thị hiện đại, bền vững, góp phần phát triển KT-XH của đất nước. Long An cũng là địa phương nằm trong vùng tam giác vàng đón xu thế giãn dân của TP.HCM.

Tận dụng lợi thế vị trí cửa ngõ giao thương, những năm qua, tỉnh đã và đang tập trung hoàn thiện hạ tầng để đẩy mạnh phát triển công nghiệp, thu hút vốn đầu tư trong nước (DDI) và vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) cũng như các dự án công nghiệp - đô thị. Đến nay, trên địa bàn tỉnh có 16.991 doanh nghiệp đăng ký hoạt động với tổng vốn đăng ký 373.087 tỉ đồng.

Ngoài ra, Long An còn thu hút 2.207 dự án DDI với số vốn đăng ký 298.072 tỉ đồng. Đối với dự án FDI, Long An có 1.245 dự án với tổng vốn hơn 10,6 tỉ USD. Số dự án này, có không ít dự án Long An đón nhận từ sự giãn nở phát triển công nghiệp, thương mại của TP.HCM. Cũng nhờ sự thuận lợi trong di chuyển, khoảng cách với TP.HCM ngày càng rút ngắn nên Long An đã có những dự án lớn đến từ các nhà đầu tư có thương hiệu toàn cầu như Pepsi, Coca Cola, Avery Dennison, Lotte,… Hiện nay, Long An là tỉnh đứng đầu Vùng ĐBSCL về thu hút đầu tư, đứng trong tốp 10 cả nước về thu hút vốn đầu tư FDI.

Cũng với lợi thế liền kề, thời gian qua, Long An được TP.HCM thúc đẩy việc hình thành đô thị vệ tinh; phát triển du lịch; đặc biệt là kết nối, tiêu thụ các sản phẩm, dịch vụ, nhất là các sản phẩm nông sản. Nhờ đó, hình ảnh các địa phương và kết nối thị trường trong vùng được cải thiện, gắn kết hài hòa về mặt xã hội. Ông Nguyễn Văn Út cho rằng, những kết quả tích cực từ sự liên kết giữa các địa phương trong vùng đã và đang khẳng định đây là chủ trương đúng, góp phần thiết thực nhằm khai thác, phát huy lợi thế, tiềm năng của mỗi địa phương cũng như toàn vùng để phát triển.

Giải quyết "điểm nghẽn" về giao thông

Long An có vị trí chiến lược quan trọng trong phát triển KT-XH, giao thoa giữa Vùng ĐBSCL và Vùng Đông Nam bộ, có vị trí quan trọng trong giao lưu kinh tế, văn hóa với TP.HCM. Long An cũng là tỉnh đầu tiên của Vùng ĐBSCL được phê duyệt Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Trong Quy hoạch tỉnh, Long An trở thành một trung tâm phát triển kinh tế sôi động, bền vững của Vùng ĐBSCL dựa trên nền tảng công nghiệp xanh, tự động hóa và khoa học, công nghệ đổi mới sáng tạo; là cửa ngõ kết nối thông suốt, thuận tiện giữa Vùng Đông Nam bộ và ĐBSCL, nâng cao đời sống của nhân dân. Vì thế, tỉnh luôn xác định vai trò quan trọng trong phát triển vùng, phát huy vị trí là cửa ngõ vùng Đông Nam bộ và ĐBSCL.

Qua nhiều nỗ lực của chính quyền tỉnh, Long An không những là điểm sáng về thu hút đầu tư mà còn là tỉnh có kim ngạch xuất khẩu đứng đầu Vùng ĐBSCL và đứng thứ 13/63 tỉnh, thành phố,... Toàn tỉnh có hơn 900 doanh nghiệp xuất, nhập khẩu sang hơn 110 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó có nhiều thị trường có yêu cầu cao về chất lượng hàng hóa như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, EU,...

Tuyến Vành đai 3 TP.HCM trong tương lai

Ông Nguyễn Văn Út khẳng định, quan điểm chung của quy hoạch là Long An phát triển phù hợp với quy hoạch Vùng ĐBSCL và quy hoạch quốc gia. Đây được kỳ vọng là bản quy hoạch chiến lược tạo nền tảng vững chắc gắn với mục tiêu phát triển KT-XH vượt bậc và làm cơ sở định hướng thu hút đầu tư cho tỉnh. Thời gian tới, tỉnh sẽ phối hợp các địa phương trong vùng giải quyết “điểm nghẽn” về hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông đường bộ chưa đáp ứng yêu cầu phát triển trước mắt và lâu dài. Tuy nhiên, do nguồn lực có hạn, tỉnh tiếp tục đầu tư các dự án giao thông có trọng tâm, trọng điểm, tạo động lực, “đòn bẩy” để thúc đẩy nhanh phát triển KT-XH.

Theo đó, tỉnh sẽ đầu tư 7 điểm kết nối với TP.HCM. Cụ thể: Đường Nguyễn Văn Bứa (huyện Hóc Môn, TP.HCM) - ĐT824 (huyện Đức Hòa) tại vị trí cầu Lớn; QL50 qua huyện Bình Chánh và huyện Cần Giuộc; đường Lê Văn Lương (huyện Nhà Bè, TP.HCM) - ĐT826C (huyện Cần Giuộc) tại vị trí cầu Rạch Dơi; đường Long Hậu (huyện Nhà Bè) - ĐT826E (huyện Cần Giuộc); đường song song QL50 (huyện Bình Chánh) - đường trục động lực (huyện Cần Giuộc); đường mở mới phía Tây Bắc; đường Võ Văn Kiệt nối dài (huyện Bình Chánh) - đường nối ĐT 822-823-823B-825 (huyện Đức Hòa).

Ngoài ra, tỉnh cũng tiếp tục thực hiện các tuyến giao thông kết nối liên vùng với khu vực ĐBSCL. Một khi các tuyến giao thông được kết nối chặt chẽ sẽ giúp Long An tăng cường tính liên kết nội vùng và liên vùng, thu hút đầu tư ngày càng tốt hơn. Qua đó, tạo điều kiện để doanh nghiệp tham gia vào các chuỗi giá trị toàn cầu, tạo không gian phát triển mới, dẫn dắt quá trình cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước./.

Gia Hân

(责任编辑:Nhà cái uy tín)

推荐文章
热点阅读