【kèo chính】Những hình ảnh quý hiếm về cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác Hồ
作者:Cúp C1 来源:Ngoại Hạng Anh 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-11 20:43:23 评论数:
Tại Bảo tàng Hồ Chí Minh đang diễn ra triển lãm những bức ảnh tư liệu, hiện vật quý hiếm về cuộc đời hoạt động Cách mạng của Bác Hồ. Triển lãm gồm hơn 300 bức ảnh, hiện vật suốt quãng thời gian từ khi Bác ở làng Sen, Nghệ An đến khi thành lập đất nước và lãnh đạo nhân dân phát triển Chủ nghĩa Xã hội ở miền Bắc, chống Mỹ ở miền Nam. (Ảnh: Trọng Phú)
Trong số đó, có những hình ảnh, hiện vật quý hiếm về cuộc đời hoạt động Cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh thời gian hoạt động Cách mạng tại Pháp.
Bộ kinh Thủ Lăng Nghiêm được thân sinh Bác Hồ - cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc sử dụng khi sống tại chùa Long Hưng, TP Châu Đốc, tỉnh An Giang.
Mô hình chiếc tàu Đô đốc Latouche Treville, nơi Bác Hồ đã làm phụ bếp trong chuyến hành trình sang Pháp năm 1911.
Mô hình ngôi nhà ở ngõ Compoint (Paris, Pháp), nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ở từ năm 1921 - 1923.
Hai bức tranh biếm họa do chính Bác Hồ vẽ, đăng trên báo Le Paria trong năm 1922.
Chân dung Bác Hồ thời kỳ hoạt động ở Quảng Châu, Trung Quốc.
Năm 1931, Bác Hồ với tên Tống Văn Sơ bị chính quyền Anh ở Hong Kong bắt. Sau 18 tháng phải thụ án, năm 1932 Bác được sự giúp đỡ của luật sư người Anh - Loseby nên được thả tự do. Sau đó, Bác phải cải trang thành một thương nhân giàu có để rời khỏi Hong Kong.
Tranh vẽ Bác Hồ đứng lớp, đào tạo cán bộ cho Cách mạng tại Quảng Châu, Trung Quốc.
Bác Hồ cùng các đồng chí tại Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, với sự hợp nhất của 3 tổ chức Cộng sản trong nước.
Chủ tịch Hồ Chí Minh giao nhiệm vụ cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp trước khi tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ.
Chủ tịch Hồ Chí Minh tươi cười trong bộ trang phục Hải quân Việt Nam.
Bác Hồ đến thăm các chiến sĩ lực lượng phòng không bảo vệ Hà Nội năm 1966.
Bác Hồ cùng các đồng chí Trường Chinh, Tôn Đức Thắng, Lê Duẩn.
Thanh gươm và áo trấn thủ mà Bác Hồ trao tặng Vua Mèo Vương Chí Sình. Trên thanh gươm Bác ghi 8 chữ nho: Tận tâm báo quốc, bất thụ nô lệ.