【bdtt hôm nay】Người lao động làm việc ở nước ngoài thu nhập bình quân 200 triệu đồng/năm

  发布时间:2025-01-09 13:13:56   作者:玩站小弟   我要评论
Việt Nam hợp tác thúc đẩy tiêu chuẩn lao động quốc tế và việc làm Ngân sách hỗ trợ đào tạo nghề cho bdtt hôm nay。
Việt Nam hợp tác thúc đẩy tiêu chuẩn lao động quốc tế và việc làm Ngân sách hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nghèo đi làm việc ở nước ngoài Hơn 100.000 người lao động đi làm việc ở nước ngoàiSáng 25/8,ườilaođộnglàmviệcởnướcngoàithunhậpbìnhquântriệuđồngnăbdtt hôm nay tại Ban Kinh tế Trung ương, Ban Chỉ đạo Trung ương Tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 16-CT/TW tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 16 -CT/TW ngày 08/5/2012 của Ban Bí thư khóa XI “về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đưa người lao động và chuyên gia Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài”.

Mỗi năm người lao động, chuyên gia gửi về khoảng 10 tỷ USD

Báo cáo tóm tắt Tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị 16-CT/TW tại Hội nghị, ông Đỗ Ngọc An, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo cho biết, sau 10 năm thực hiện Chỉ thị 16-CT/TW, công tác phổ biến, quán triệt và triển khai thực hiện chỉ thị này đã được nhiều cấp uỷ đảng, chính quyền triển khai thực hiện nghiêm túc, kịp thời.

Hội nghị
Hội nghị được tổ chức trực tuyến với nhiều điểm cầu trên cả nước.

Công tác đào tạo nghề, dạy ngoại ngữ, giáo dục pháp luật, phong tục, tập quán của nước tiếp

Năm 2012, Chỉ thị 16-CT/TW được ban hành nhấn mạnh mục tiêu bao trùm là: việc đưa người lao động và chuyên gia Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài nhằm giải quyết việc làm, tạo thu nhập, phân công lại lao động, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tăng nguồn thu ngoại tệ và góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

Các nhiệm vụ, giải pháp của Chỉ thị 16-CT/TW nhằm nâng cao nhận thức, vai trò, trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng đối với chính quyền các cấp, tổ chức, doanh nghiệp và người dân về sự cần thiết của công tác đưa người lao động và chuyên gia Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài; tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật; nâng cao chất lượng đào tạo cho người lao động và chuyên gia đi làm việc ở nước ngoài; điều chỉnh lại một số quy định và chính sách chưa phù hợp với pháp luật và thông lệ quốc tế; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm.

nhận, định hướng cho người lao động và chuyên gia ngày càng được chú trọng. Chất lượng lao động và chuyên gia của Việt Nam được nâng cao. Công tác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động và chuyên gia đi làm việc ở nước ngoài cơ bản được triển khai hiệu quả. Công tác quản lý và bảo hộ công dân Việt Nam di cư tự do sang làm ăn, buôn bán tại các nước láng giềng được Chính phủ và các địa phương tích cực triển khai thực hiện. Các cơ chế, chính sách hỗ trợ người lao động dân tộc thiểu số, hộ nghèo, hộ cận nghèo, quân nhân xuất ngũ, thân nhân người có công với cách mạng, hộ gia đình bị thu hồi đất đi làm việc ở nước ngoài được bổ sung, hoàn thiện cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể…

Quy mô tổ chức, doanh nghiệp làm dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài tăng nhanh qua các năm. Đến năm 2022 có 451 tổ chức, doanh nghiệp, cao hơn hơn 2 lần so với thời điểm ban hành chỉ thị. Thị trường tiếp nhận lao động nước ngoài ngày càng mở rộng và phát triển, từ 9 thị trường năm 2013 đến nay đã mở rộng được lên tới 25 thị trường; đưa được hơn 1 triệu lượt người lao động và chuyên gia đi làm việc ở nước ngoài, tăng gần 40% so với bình quân giai đoạn trước khi ban hành chỉ thị, tạo việc làm cho khoảng từ 7-10% lực lượng lao động tăng thêm hàng năm.

Thu nhập người lao động làm việc ở nước ngoài tương đối ổn định, bình quân 200 triệu đồng người/năm cao hơn nhiều so với làm việc trong nước cùng ngành nghề; bình quân mỗi năm người lao động và chuyên gia gửi về nước khoảng 10 tỷ đô la, tăng 5 lần so với giai đoạn trước khi ban hành chỉ thị.

Chỉ thị 16-CT/TW thực sự đem lại kết quả tốt

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, Báo cáo cũng thẳng thắn chỉ ra một số tồn tại, hạn chế như: Công tác phổ biến, quán triệt và triển khai thực hiện Chỉ thị 16-CT/TW tại nhiều cấp ủy còn mang tính hình thức, chưa được chú trọng; công tác truyền thông về đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài có lúc, có nơi còn mang tính hình thức, chưa rộng rãi, kịp thời đến người lao động có nhu cầu. Việc sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật còn chậm; chưa xây dựng được quy hoạch, chiến lược nên hiệu quả công tác đưa người lao động và chuyên gia đi làm việc ở nước ngoài còn thấp.

Tại hội nghị, các đại biểu đã thảo luận sôi nổi, tập trung vào các vấn đề: Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác đưa người lao động và chuyên gia đi làm việc ở nước ngoài; quản lý, bảo hộ công dân di cư tự do sang nước láng giềng làm ăn buôn bán; phát huy vai trò của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam; giảm thiểu lao động đi làm việc ở nước ngoài không theo hợp đồng; chính sách hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng…

Người lao động làm việc ở nước ngoài thu nhập bình quân 200 triệu đồng/năm
Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung

Kết luận hội nghị, Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung đánh giá cao các ý kiến phát biểu và cho biết, qua hội nghị hôm nay và tổng kết sâu từ nhiều hội thảo, ý kiến chuyên gia, các cuộc làm việc… Ban Chỉ đạo thống nhất cao “công tác đưa người lao động và chuyên gia Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là chủ trương đúng đắn; Chỉ thị 16-CT/TW của Ban Bí thư đã thực sự đem lại kết quả tốt”.

Tuy nhiên, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cũng khẳng định, cần phải nhìn nhận khách quan mặt được và chưa được trong quá trình thực hiện Chỉ thị 16-CT/TW, trên cơ sở đó rút kinh nghiệm, điều chỉnh trong thời gian tới. Bộ trưởng đề nghị các bộ, ngành, địa phương tiếp tục nâng cao nhận thức về công việc này, coi đây là xu thế tất yếu; tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật trong nước, đặc biệt chú ý đàm phán với các quốc gia; nâng cao năng lực hiệu quả quản lý nhà nước; chú ý đến cung - cầu lao động; xây dựng thị trường lao động linh hoạt, hiện đại và bền vững...

Tạo việc làm cho khoảng 10% lực lượng lao động tăng thêm

Trong 10 năm qua, mỗi năm chúng ta đã giải quyết việc làm bình quân cho khoảng 1,5 - 1,6 triệu lao động trong và ngoài nước, số lao động ngoài nước giải quyết được khoảng 10% số này. Từ năm 2016 đến nay con số lực lượng lao động đi làm việc ở nước ngoài gia tăng từ khoảng 40 nghìn cho đến năm cao nhất khoảng 120 nghìn người vào năm 2019, đến năm 2020, 2021 có giảm do dịch bệnh và hiện nay đang tiếp tục tăng trở lại. Ước tính năm 2022 khoảng 80 nghìn lao động. Mỗi năm bình quân lao động và chuyên gia gửi về ước tính khoảng 10 tỷ USD, tăng 5 lần so với trước khi có chỉ thị. Nhiều tỉnh thành đóng góp nguồn thu quan trọng cho ngân sách địa phương, đóng góp và xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững.

相关文章

最新评论