当前位置:首页 > Cúp C1 > 【kq bd toi qua】Người đi để lại những chân dung

【kq bd toi qua】Người đi để lại những chân dung

2025-01-26 03:05:49 [Cúp C2] 来源:88Point

Chân dung nàng thơ qua nét bút HS Nguyễn Tuấn

Là người làm báo lâu năm ở Huế,ườiđiđểlạinhữngchâkq bd toi qua anh còn tham gia trình bày và minh họa cho Tạp chí Sông Hương trong những thập niên 1980, 1990 cùng với các họa sĩ Bửu Chỉ, Phạm Đại, Đặng Mậu Tựu..., làm bản tin của các kỳ Festival Huế và trình bày nhiều tạp chí của các sở, ban ngành trong tỉnh, đặc biệt là tờ Văn hóa và Đời sống, của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (sau này là Tạp chí Văn hóa Huế). Điều đọng lại trong anh em bạn bè là các bìa sách do họa sĩ Nguyễn Tuấn thiết kế, các chân dung do anh ngẫu hứng kí họa bên góc phố, trên bàn cà phê, trong những cuộc tiệc rượu và tham gia kí họa trong các lễ hội Festival Huế.

Bạch Lê Quang qua nét bút HS Nguyễn Tuấn

Kí họa trên khăn trong các nhà hàng

Để kí họa được trên cái khăn (của nhà hàng) phải vẽ thật nhanh vì sợ chủ nhà hàng phát hiện sẽ can thiệp, hơn nữa chất liệu vải rất khó vẽ bằng bút máy. Nhưng họa sĩ Nguyễn Tuấn đã cho ra đời những chân dung trên chiếc khăn trắng rất ấn tượng. Một vài chân dung tôi đã kịp chụp ảnh lại trong quá trình họa sĩ Nguyễn Tuấn thực hiện.

Tốc kí trên đĩa, trên áo và vỏ bao thuốc lá

Nhiều lần do không có chất liệu để vẽ kí họa, Nguyễn Tuấn đã mượn tạm của nhà hàng vài chiếc đĩa để vẽ gương mặt anh em trên đó, rồi trả tiền loạt đĩa đó cho chủ nhà hàng để lấy đĩa tặng bàn bè. Họa sĩ Nguyễn Tuấn kí họa khắp mọi nơi mọi lúc, anh vẽ như thể sắp hết thời gian, cũng dễ hiểu vì sao anh chọn kí họa là do công việc biên tập và trình bày sách, báo nên anh phải di chuyển thường xuyên, và có lẽ kí họa là phù hợp cho khoảng thời gian rảnh chớp nhoáng đó. Còn nhớ những chiều bên vỉa hè, khi bạn hữu đã có độ men, Nguyễn Tuấn rút bút nghề ra và kiếm vỏ bao thuốc lá để vẽ, nhiều lúc anh vẽ cả trên áo của bạn đang ngồi cạnh.

Kí họa trên vóc dùng để làm sơn mài

Thời gian sau này, thỉnh thoảng anh đến xưởng của họa sĩ Đăng Sơn, mượn vài tấm vóc để làm sơn mài của Sơn để sáng tác, nhưng Nguyễn Tuấn vẫn không quên thể hiện chân dung những người bạn trên cả chất liệu vốn rất khó để vẽ chân dung.

Mỗi chân dung do họa sĩ Nguyễn Tuấn kí họa đều mang thần thái của người được vẽ. Tuấn vẽ nhanh và rất ít nét, bắt các thần của đối tượng được vẽ là truyền vào ngòi bút chưa đầy một phút, người được kí họa đều công nhận tác phẩm kí họa của Nguyễn Tuấn là gương mặt mình, cho dù anh chỉ vẽ vài nét và một mắt. Còn nhớ vào buổi chiều cuối đông, nhà văn Bạch Lê Quang tặng tập truyện cho kiến trúc sư Nguyễn Hữu Đống, ông Đống nhìn Quang rồi nhìn bìa sau tập “Thõng tay vào chợ”, ngẫm ngợi vài giây rồi nói: “thiên tài”, anh Đống hỏi tác giả kí họa bức chân dung là ai, ở đâu. Không ngờ tác giả đang tham dự cuộc tiệc ngồi đối diện với kiến trúc sư Nguyễn Hữu Đống. Ngoài những cuộc triển lãm chung trong những mùa festival ở Huế, TP Hồ Chí Minh,... được biết Nguyễn Tuấn có dự định triển lãm 60 bức tranh để ghi dấu mốc tuổi mình, ngoài vẽ tranh anh còn làm thơ, nhưng trong thời gian phải mưu sinh với nghề trình bày, biên tập, anh tạm gác lại việc sáng tác mà anh rất yêu thích. Một đời người sống trọn nghĩa tình với gia đình và cười với cuộc đời cùng bằng hữu như họa sĩ Nguyễn Tuấn cho đến ngày đi xa, chắc anh cũng ấm lòng trong mùa Giáng sinh. Họa sĩ Nguyễn Tuấn ra đi, nhưng chân dung anh kí họa hầu hết các bạn bè đều còn lại ở cuộc đời.

Huế, 12/2015

(责任编辑:Cúp C1)

推荐文章
热点阅读