您现在的位置是:Cúp C2 >>正文

【www.bongdalu.com-soikeo】Sống tốt để con cháu noi gương…

Cúp C24人已围观

简介Gia đình ông Lâm Văn Hổ, ở khu vực 2, phường V, thành phố Vị Thanh, l&agra ...

Gia đình ông Lâm Văn Hổ,ốngtốtđểconchunoigươwww.bongdalu.com-soikeo ở khu vực 2, phường V, thành phố Vị Thanh, là một trong những gia đình mẫu mực, nuôi dạy con ngoan.

Ông bà khoe bằng khen, giấy khen đã được nhận những năm qua…

Xây nếp nhà

Ông Lâm Văn Hổ nay đã ở tuổi 78, ngồi bên tách trà, ông kể lại một thời gian khó, chiến tranh triền miên, nhiều khi cái chết đến trong gang tấc. Quê ở xã Vĩnh Hòa Hưng, huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang, hồi ông còn nhỏ, cha mẹ dắt díu cả gia đình về nơi đây, mua đất, khai hoang lập nghiệp. Chiến tranh triền miên, cả gia đình vẫn bám trụ, dù cuộc sống nghèo khó. Ông nhớ mãi câu nói của cha mình: Cố gắng làm lụng, chắt chiu, sống tốt, ăn ở hiền lành, mong lo cho cuộc sống gia đình ấm no, dạy được con cháu…

Chiến tranh nên anh em ông không được học đến nơi đến chốn. Từ đó, ông quyết tâm phải để thế hệ con cháu mình thay ông bà, cha mẹ tiếp nối con đường học hành. Suy nghĩ chững chạc từ nhỏ đó đã giúp ông trở thành người chủ của gia đình nhỏ sau này. Qua mai mối, ông nên duyên với bà Nguyễn Thị Bé ở độ tuổi đôi mươi. Có chung suy nghĩ lao động cật lực để dành dụm sau này cho con ăn học, ông bà quyết tâm chịu cực, chịu khổ, tằn tiện từng bước xây dựng gia đình nhỏ của mình. 8 người con lần lượt ra đời làm nỗi lo cơm, áo, gạo tiền càng trĩu nặng trên đôi vai ông - người trụ cột trong gia đình.

Nhờ sự chăm chỉ, vun vén khéo léo của người vợ cần mẫn, hết lòng vì chồng con, mà những bữa cơm gia đình luôn ấm cúng. Bữa cơm là dịp để mọi người chuyện trò, là cơ hội để các con ông cùng chia sẻ những suy nghĩ, ông bà tranh thủ định hướng, giáo dục các con mình chăm lo học hành để có tương lai tốt hơn, thoát khỏi cảnh cực khổ “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” như đời ông bà, cha mẹ mình.

Giữ gìn tổ ấm

Chính sự chắt chiu của mẹ, vun vén cho mái ấm của cha, các con ông luôn noi gương, ngoan ngoãn học hành, tìm được công ăn việc làm ổn định và gầy dựng gia đình riêng. Nhìn lại quãng thời gian cực khổ đã qua, ông cười mãn nguyện: “Vợ chồng tôi đã nuôi dạy và truyền con các con mình nhiều kinh nghiệm sống để có thể chăm chút cho gia đình nhỏ của tụi nó. Tôi thấy thật hài lòng và hạnh phúc nhưng trách nhiệm của mình vẫn còn dài dài với các cháu nhỏ của mình, với những đứa con vẫn cần sự sẻ chia khi gặp khó khăn, trở ngại trong cuộc sống”.

Nỗi canh cánh đó khiến ông chưa chịu ngơi nghỉ. Ông luôn sống tốt, sống gương mẫu từ trong gia đình đến ngoài xã hội, để con cháu noi theo. Hỏi ông làm sao để trong ấm ngoài êm, nề nếp gia đình được giữ vững, con cháu được nuôi dạy đến nơi đến chốn, gia đình ông còn được bình chọn là gia đình văn hóa tiêu biểu ở địa phương? Ông cười hiền: “Mình sống đàng hoàng, tử tế, hết lòng thương yêu, chăm chút cho gia đình, cho các con, dạy bảo cho chúng biết được phải trái ở đời. Còn khi các con ra ngoài xã hội, tự chúng nó phải tự vượt qua những khó khăn, cám dỗ”… Nghe nhẹ nhàng, nhưng để có được một gia đình mọi người kính nể, là chuyện không hề dễ dàng. Mỗi thành viên trong gia đình cùng ý thức, góp sức xây dựng, mà ông chính là trụ cột dẫn dắt mọi người cùng vượt qua.

Khi chuyện nhà đã ổn, ông bắt đầu lo chuyện hàng xóm. Cầu, đường ở khu vực ông sống trước đây vẫn còn nhỏ hẹp, hư hỏng, chuyện đi lại của người dân, nhất là các cháu nhỏ chưa thuận tiện. Vậy là ông tự góp tiền, rồi vận động mạnh thường quân cùng góp công, góp sức để sửa đường, xây cầu. Hỏi ông có nhớ mình đã vận động bao lâu và bao nhiêu rồi. Ông nhẹ nhàng chia sẻ: “Mình góp sức được nhiêu thì làm, đâu cần nhớ là bao nhiêu”.

Những việc làm của ông cũng đã được ghi nhận bằng bằng khen “Người tốt, việc tốt tiêu biểu” của UBND tỉnh. Đây là niềm tự hào, tiếp sức cho ông tiếp tục góp công, góp sức cho gia đình và xã hội. Với ông, đó không chỉ là trách nhiệm mà còn là niềm vui tuổi già vì thấy mình còn có ích…

Bài, ảnh: VĨNH TRÀ

Tags:

相关文章