Một năm bận rộn với công tác hoàn thiện thể chế
Một lĩnh vực ghi dấu ấn nổi bật của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) trong năm qua chính là công tác hoàn thiện thể chế và xây dựng các đề án phát triển. Trong năm đầu tiên của Chính phủ nhiệm kỳ mới, các đơn vị trong Bộ Kế hoạch và Đầu tư được giao nhiệm vụ, chủ trì phối hợp với các ngành liên quan triển khai việc nghiên cứu xây dựng dự thảo Luật sửa đổi các luật có liên quan đến đầu tư và DN; hoàn thiện các dự án Luật Quy hoạch, Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa để trình Chính phủ, Quốc hội theo đúng tiến độ.
Với sự nỗ lực của 3 dự án luật này theo lộ trình đã được đặt lên bàn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong phiên họp lần thứ 4 Ủy ban Thường vụ, phiên họp cuối cùng chuẩn bị cho kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XIV.
Tuy nhiên, năm 2016 cũng là một năm được đánh giá là khá thăng trầm của Bộ KH&ĐT trong công tác xây dựng luật bởi phần nhiều các dự án luật đều vấp phải nhiều ý kiến tranh luận trái chiều, nên khả năng thông qua là rất khó khăn. Điển hình là trường hợp của Luật sửa đổi một số điều của các luật liên quan đến điều kiện kinh doanh. Việc xây dựng luật này gặp nhiều thăng trầm, từ chỗ sửa 12 luật, rút xuống còn sửa 3 luật, và cuối cùng chỉ dừng lại ở một luật sửa về danh mục các ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Luật Quy hoạch, một dự luật quan trọng có tầm ảnh hưởng rộng rãi đến nhiều lĩnh vực, ngành nghề… cũng chưa được Thường vụ Quốc hội thông qua, do đó không được đưa ra bàn luận tại kỳ họp thứ 2 vừa qua.
Nhiều đề án quan trọng
Năm qua, Bộ KH&ĐT cũng là đơn vị tham mưu cho Chính phủ trong việc xây dựng các đề án rất quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội, gồm Đề án tái cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng giai đoạn 2026-2020, Đề án tăng cường huy động các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển và đề án thành lập Ủy ban quản lý, giám sát vốn và tài sản Nhà nước tại DN. Những đề án này được đánh giá là đã được soạn thảo công phu, khá chi tiết, đánh giá khá sát với thực tiễn. Cùng với những ý kiến đóng góp của các chuyên gia và cộng đồng DN, người dân, các đề án này đang được Bộ KH&ĐT hoàn thiện, trình Chính phủ ban hành trong thời gian tới.
Đáng chú ý, đề án thành lập Ủy ban quản lý, giám sát vốn và tài sản Nhà nước tại DN do Bộ KH&ĐT chủ trì là văn bản được dư luận hết sức quan tâm. Sở dĩ nội dung này nhận được sự quan tâm của dư luận, giới chuyên gia và các DN, đặc biệt là các DNNN là bởi tầm ảnh hưởng của Ủy ban quản lý, giám sát vốn và tài sản Nhà nước tại DN nếu được thành lập là rất lớn. Việc xây dựng Ủy ban này là nhằm thể chế hóa chủ trương của Đảng về DNNN và mô hình thực hiện chức năng chủ sở hữu nhà nước với mục tiêu tách chức năng chủ sở hữu tài sản, vốn của Nhà nước và chức năng quản lý nhà nước, chức năng quản trị kinh doanh của DNNN, sớm xoá bỏ chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nước của các bộ, Uỷ ban nhân dân đối với vốn, tài sản Nhà nước tại các DN.
Điểm sáng của nền kinh tế trong năm qua có sự đóng góp không nhỏ của ngành KH&ĐT chính là việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam. Theo đó, Báo cáo thường niên về chỉ số thuận lợi kinh doanh (Doing Business) năm 2017 của Ngân hàng Thế giới cho biết Việt Nam xếp hạng 82 trên tổng số 190 nền kinh tế được đánh giá, với số điểm 63,83 trên thang 100, so với 1 năm trước, Việt Nam đã thăng hạng tới 9 bậc. Đây là kết quả sau nhiều năm phát động cải thiện môi trường kinh doanh theo tinh thần Nghị quyết 19. Cùng với tinh thần của Chính phủ nhiệm kỳ mới là Chính phủ của kiến tạo và hành động, hỗ trợ khởi nghiệp, Bộ KH&ĐT cũng đã đồng hành xây dựng môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi cho cộng đồng DN. Theo ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, việc đảm bảo được những quy định đổi mới của Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp 2014 được thực hiện nghiêm túc, hàng nghìn điều kiện kinh doanh đang được quy định tại thông tư phải bãi bỏ, tiến hành rà soát nghiêm túc các điều kiện kinh doanh và ban hành gần 50 nghị định thay thế trước ngày 1-7-2016 đã tạo điều kiện rất lớn cho người dân, DN trong sản xuất kinh doanh, từ đó tạo niềm tin cho cộng đồng DN vào môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam. Một khối lượng lớn công việc rất lớn đã được thực hiện trong thời gian rất ngắn, đảm bảo được mốc thời gian 1-7-2016 là các điều kiện kinh doanh tại thông tư phải bãi bỏ như luật quy định. Nhờ những nỗ lực trên, năm 2016 hơn 100.000 DN mới được thành lập, một con số kỷ lục từ trước đến nay. Theo Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng, môi trường đầu tư, kinh doanh tiếp tục được cải thiện nhờ những chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ về cải cách và đơn giản hóa thủ tục hành chính; thực hiện mạnh mẽ cơ cấu lại nền kinh tế và ba đột phá chiến lược với các nội dung trọng tâm về: Hoàn thiện thể chế, luật pháp, phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, phát triển nguồn nhân lực...
顶: 99踩: 52116Một sự kiện đáng chú ý của Bộ KH&ĐT chính là việc xây dựng đề án thành lập 3 đặc khu kinh tế đặc biệt tại Việt Nam gồm đặc khu kinh tế Vân Đồn (Quảng Ninh), Bắc Vân Phong (Khánh Hòa) và Phú Quốc (Kiên Giang). Mới đây, Chính phủ đã thống nhất nguyên tắc xây dựng mô hình 3 đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt tại 3 địa phương này theo định hướng mỗi đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt lựa chọn phát triển thế mạnh riêng có, nhằm khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế so sánh của mỗi đơn vị, tạo động lực phát triển mới, bảo đảm phân bổ nguồn lực theo vùng, tạo hiệu ứng lan tỏa trên phạm vi cả nước.
【trực tiếp bóng đá online】Đóng góp tích cực vào việc cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh
人参与 | 时间:2025-01-25 23:11:08
相关文章
- Ô tô bán tải va chạm với hai xe máy ở TP.HCM, một người tử vong
- Cứu sống nữ bệnh nhân 3 lần bị ngưng tim
- Đại sứ Trần Đức Bình chính thức nhậm chức Phó Tổng thư ký ASEAN
- Hôm nay 31
- Thời tiết Hà Nội 11/8: Nắng gián đoạn, mưa giông bất chợt vào trưa chiều
- Ðẩy mạnh hoạt động tuyên truyền về trật tự, an toàn giao thông
- 600 thanh thiếu niên tham gia Trại hè Phật giáo lần thứ I
- 300 học viên được hướng dẫn hát 20 bản Tổ đờn ca tài tử
- Na Uy xây hầm tận thế chứa dữ liệu toàn nhân loại
- Công an TP Cần Thơ học tập, làm theo lời Bác dạy
评论专区