【dự đoán thái lan】Sẽ không còn cơ hội...!

时间:2025-01-12 09:53:46 来源:88Point

Sau gần 15 năm kể từ ngày chú về Phước Long dự hội thảo cuốn lịch sử “Truyền thống cấp ủy Đảng bộ Phước Long 1960-2000”,ng cdự đoán thái lan đến đầu tháng 6-2013, tôi mới biết địa chỉ chú đang ở. Nước nhà thống nhất, chú trở lại Phước Long vài lần, lần gần nhất là dự hội thảo cuốn lịch sử. Tuy nhiên, chưa lần nào tôi nghe chú nói khó khăn gì về đời sống, ít nhất là không có nhà ở. Quãng thời gian gần 15 năm nay, tôi không thể biết chú ở đâu, vì chú không cư trú ổn định một chỗ.

Được tin, chúng tôi rất mừng, liền rủ nhóm anh chị em từng là cấp dưới của chú ở Bù Gia Mập trước năm 1975 đến ấp Gò Me, xã Bình Ân, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang thăm chú. Anh Ba Ty (Chủ tịch UBND huyện Bù Gia Mập) nghe tin, có gửi chúng tôi mang xuống biếu chú 3 triệu đồng. Chú nằm co ro bất động, chúng tôi viết tên từng người trên tấm bảng đưa chú xem. Khó khăn lắm chú mới mấp máy môi như muốn nói là gặp các cháu chú mừng lắm. Một con người oai phong ngang dọc Bắc - Nam, bọn ngụy quyền vùng ấp chiến lược ở quanh sân bay Bù Gia Mập nghe tên chú đã khiếp vía. Thế mà giờ chú nằm một chỗ, không nghe, không nói gì được.

Chú là Cao Hoàng Thiên (Ba Thiên) tập kết ra Bắc, năm 1960 trở về Nam và công tác ở vùng miền Đông Nam bộ. Năm 1969, chú là Chỉ huy trưởng Huyện đội K28 (Bù Gia Mập ngày nay). Năm 1972, K14 (vùng Phước Long) và K28 sáp nhập thành K Bù Gia Mập do chú Tạ Quang Lộc làm Bí thư K ủy, chú Ba Thiên làm Phó bí thư K ủy (phụ trách quân sự). Giữa năm 1972, chú Tạ Quang Lộc hy sinh, chú Ba Thiên làm Bí thư K ủy Bù Gia Mập cho đến năm 1975. Đầu năm 1976 sáp nhập các K29, K Bù Gia Mập và huyện Phước Bình thành huyện Phước Long do chú Nguyễn Đình Kính làm Bí thư Huyện ủy. Trong năm này chú Ba Thiên về làm Trưởng ty Lâm nghiệp tỉnh Sông Bé. Năm 1980, chú nghỉ hưu về sống nhờ trên đất của người bà con ở huyện Hóc Môn (TP. Hồ Chí Minh). Năm 1992, vợ chú qua đời vì bệnh tim. Quá khó khăn về kinh tế, nên ba người con của chú cũng không được học hành để có việc làm ổn định. Năm 1995, người con trai bị tai nạn chết. Chú quá đau khổ, chỉ trong hai năm mất vợ, mất con, rồi sinh bệnh phải chạy chữa kéo dài. Hai con gái lập gia đình, mình chú trong căn nhà lá cô đơn. Chú đến bạn bè, bà con ở mỗi nhà một thời gian cho ấm áp.

Cách đây 7 năm, chú bệnh nhiều và kéo dài, một người con xin bên chồng đưa chú về ở chung nhà cho đến ngày nay. Giấy chứng nhận 50 năm tuổi đảng và các huân, huy chương của chú cũng treo nhờ ở nhà sui gia. Chúng tôi thấy se lòng. Chú ra Bắc vào Nam, từng hoạt động kháng chiến ở Phước Long, Bù Gia Mập, hết chiến tranh, cất khẩu súng, chú ngồi vào ghế Trưởng ty của tỉnh Sông Bé. Vậy tại sao cuối đời chú không có được một căn phòng (chứ chưa dám nói đến ngôi nhà) để ở?

Sự xót xa của chúng tôi nặng trĩu, vậy mà được cháu Dung - con gái chú nói rất đơn giản rằng, lúc còn khỏe mạnh, tỉnh táo chú thường nói mình không nên làm phiền Đảng và Nhà nước khi còn tự lo được. Cháu Dung nói rõ lúc ở Hóc Môn, chính quyền xã đã định cấp đất làm nhà tình nghĩa, nhưng chú kiên quyết không nhận, nói chưa cần thiết, ưu tiên cho người còn khổ hơn. Sui gia của chú nói rằng: Ăn nhiều chứ ở hết mấy, tôi khuyên con trai và con dâu phải chăm sóc anh Ba thật chu đáo. Mai này anh có về với tổ tiên thì gia đình tôi sẽ đặt bàn thờ nhang khói cho anh.

Nghe những người đang chăm sóc chú Ba nói nhẹ tênh, mà lòng chúng tôi quặn lại. Những người đang ở Bình Phước biết rất rõ về chú khi cùng công tác: Chú Ba Huệ, chị Bảy Tuyết, anh Sáu Chèo, chị Ba Thê, anh Bảy Phụng, chị Bảy Mia (TX. Phước Long); anh Bảy Thỏa, anh Tư Phương, anh Hai Phương (Bình Dương); chị Năm Tý, chú Phương Nam, chị Ba Lan (TX. Đồng Xoài); chú Hai Thài, anh Hai Trinh, anh Bảy Láng (Bù Gia Mập). Hơn 7 năm qua, chú bệnh tật kéo dài, phải đi ở nhờ hết nhà này đến nhà khác mà chúng tôi không hề hay biết. Sau lần đi tìm thăm chú đầu tháng 6-2013 này, chúng tôi về đã thông tin cho đồng đội, bạn bè của chú dành chút thời gian đến thăm và làm điều gì đó cho chú như nguyện vọng của cháu Dung là có một miếng đất, làm căn nhà nhỏ để có nơi chăm sóc, thờ cúng ba mẹ. Bởi đời người nợ tiền nợ bạc còn có thể trả được, nhưng nợ một lời xin lỗi, nợ một lần gặp đồng chí, đồng đội sẽ không còn cơ hội để trả!                                                                       

Trà My

推荐内容