您现在的位置是:Nhận Định Bóng Đá >>正文
【ty le keo nhà cai】Cấp tiểu học sẽ không còn môn Lịch sử riêng biệt
Nhận Định Bóng Đá2人已围观
简介PGS.TS Nghiêm Đình Vỳ cho biết như trên tại hội thảo quốc tế “Đào tạo và bồi dưỡng giáo viên môn Lịc ...
PGS.TS Nghiêm Đình Vỳ cho biết như trên tại hội thảo quốc tế “Đào tạo và bồi dưỡng giáo viên môn Lịch sử đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình,ấptiểuhọcsẽkhôngcònmônLịchsửriêngbiệty le keo nhà cai SGK”, do Khoa Lịch sử, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội tổ chức ngày 16/12.
Cần thiết phải tích hợp
Được biết, PGS Vỳ là một trong 4 thành viên của nhóm biên soạn SGK Lịch sử trong Chương trình phổ thông mới. Nói về việc tích hợp giữa Lịch sử với các môn khác, PGS Vỳ cho hay, việc tích hợp trong SGK Lịch sử từ trước đến nay đã có nhưng mức độ rất vừa phải. Riêng phần tích hợp nội môn chưa làm được.
Do đó nhóm đề xuất, cần tăng cường tích hợp trong giảng dạy, đây là xu thế chung của thế giới, cũng như thực hiện Nghị quyết 29 của Trung ương Đảng về tích hợp sâu và phân hóa dần ở các lớp trên.
Cụ thể, ở chương trình và SGK hiện hành, SGK Lịch sử được viết riêng lịch sử thế giới, đến lịch sử Việt Nam. Nay, nhóm đã dự thảo chuyển theo mô hình: Thế giới - khu vực - Việt Nam - địa phương. Trong đó, lấy lịch sử Việt Nam làm trọng tâm, chiếm 60% thời lượng của chương trình. Phần lịch sử địa phương sẽ do địa phương chủ động thiết kế theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT trong phạm vi cho phép.
Trong quá trình tích hợp, sẽ rất chú ý thể hiện rõ mối quan hệ giữa lịch sử thế giới và lịch sử Việt Nam. Sau này trong SGK, nhất là sách giáo viên, sẽ chú trọng yêu cầu giáo viên phân tích cho học sinh thấy mối quan hệ và sự tác động giữa lịch sử thế giới và lịch sử Việt Nam. Ví dụ cuộc cách mạng tháng 10 Nga, sự ra đời của quốc tế cộng sản, chiến tranh thế giới thứ 2, công cuộc cải tổ ở Liên Xô... Tất cả sự kiện này đã ảnh hưởng đến Việt Nam như thế nào và ngược lại.
PGS.TS Nghiêm Đình Vỳ, thành viên nhóm biên soạn Chương trình SGK mới môn Lịch sử
Tiểu học sẽ có môn Lịch sử Địa lý
Cũng theo PGS Nghiêm Đình Vỳ, ở tiểu học sẽ thực hiện tích hợp xuyên môn, không còn riêng môn như truyền thống nữa. Hiện môn Lịch sử đang học theo kiểu thông sử, từ cổ đại đến hiện đại. Giờ tích hợp sâu hơn. Và dự kiến sẽ tích hợp giữa Lịch sử và Địa lý nhưng vẫn có sắc thái riêng của cả hai môn.
Chương trình môn Lịch sử và Địa lý mới bắt đầu từ lớp 4 và kết thúc ở lớp 5 với việc tìm hiểu các nước láng giềng, khu vực Đông Nam Á và thế giới.
Cách viết dự kiến sẽ có sự kết hợp giữa kể chuyện và các chủ đề Lịch sử và Địa lý. Nội dung chủ yếu liên quan đến đất nước và con người Việt Nam, trong đó có kiến thức chung cả hai môn. Thí dụ: Chủ đề “Giới thiệu về nhà nước Văn Lang - Âu Lạc” sẽ nói đến sự thành lập, quá trình xây dựng và bảo vệ nhà nước qua một số câu chuyện: Lạc Long Quân - Âu Cơ; Mỵ Châu - Trọng Thủy...
Tích hợp theo chủ đề ở cấp trung học
PGS Vỳ cho biết, ở cấp THCS, các em phải học những thứ truyền thống và chuyên sâu theo thông sử. Nhưng dự kiến cũng sẽ tích hợp giữa Lịch sử và Địa lý trong nội dung cụ thể của chương và theo các chủ đề chung.
“Hiện tại, nhóm đã nghĩ ra được 4 chủ đề: Chẳng hạn chủ đề biển đảo, chủ đề đô thị, chủ đề Việt Nam trên con đường đổi mới, chủ đề văn minh châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long... Dự kiến trong chương trình Lịch sử và Địa lý ở THCS, sẽ dành cho các chủ đề chung từ 10- 15% thời lượng chương trình”, PGS Vỳ cho biết.
Cấp THPT là giai đoạn định hướng nghề nên được dạy theo chủ đề/chuyên đề có tính nâng cao (ảnh minh họa GD&TD)
Tích hợp đa môn
Tương tự như vậy, việc tích hợp đa môn hoặc liên môn không chỉ riêng Lịch sử và Địa lý mà còn cả kiến thức của các môn khác.
Theo PGS Vỳ, định hướng trong chương trình SGK mới sẽ tăng cường tích hợp đa môn, sử dụng nhiều hơn kiến thức các môn học khác trong các chương bài để làm cho lịch sử phong phú, hấp dẫn và giúp học sinh hiểu biết rộng hơn.
Chẳng hạn kết nối Lịch sử với Địa lý, với Văn học, với khoa học kĩ thuật... Thí dụ học về thời nguyên thủy chẳng hạn, sẽ kết hợp với kiến thức sinh học như sự phát triển của bộ não, sự tiến hóa từ 4 chân đến hai chân... Hoặc sử dụng kiến thức Toán học chẳng hạn, có số La mã, số Ả rập hoặc môn Vật lý là các phát minh về máy hơi nước, về động cơ...
Tóm lại, PGS Vỳ cho rằng, dự thảo chương trình Lịch sử mới đã có thay đổi. Cấp tiểu học sẽ không còn học riêng môn Lịch sử mà tích hợp sâu với Địa lý thành Lịch sử Địa lý.
Chương trình THCS, môn Lịch sử là một phân môn của môn Lịch sử và Địa lý .
Cấp THPT là giai đoạn định hướng nghề nên được dạy theo chủ đề/chuyên đề có tính nâng cao. Việc tích hợp nội môn theo mô hình thế giới - khu vực - Việt Nam - địa phương ở cả 3 cấp là điểm mới nhất.
Điều khó khăn mà nhóm biên soạn dự đoán khi tích hợp Lịch sử thế giới với Lịch sử Việt Nam, học sinh sẽ khó hệ thống kiến thức xuyên suốt theo tiến trình phát triển của Lịch sử. Để khắc phục, trong SGK mỗi lớp sẽ có bài khái quát về lịch sử thế giới ở cuối khóa trình.
Theo Dân Trí
Tags:
相关文章
Điểm lại một số nguyên nhân Việt Nam khống chế dịch Covid
Nhận Định Bóng ĐáThống kê của cơ quan chức năng đến ngày 7/2/2021, cả thế giới đã có trên 106,3 triệu ca mắc Covid-19 ...
阅读更多Các trường đại học nào xét tuyển bổ sung ngành y dược năm 2024?
Nhận Định Bóng Đá(VTC News) - Mùa tuyển sinh năm nay, một số trường đào tạo nhóm ngành sức khỏe tiếp tục xét tuyển bổ ...
阅读更多Bài toán đơn giản của học sinh nhưng nhiều người vẫn phải 'chào thua'
Nhận Định Bóng Đá(VTC News) - Bài toán dưới đây từng khiến nhiều người tiếc nuối vì không tìm ra kết quả đúng dù rất ...
阅读更多
热门文章
- Toàn cảnh vụ tai nạn giao thông làm 3 thành viên CLB HAGL tử vong
- Cô giáo mầm non mất 8 trẻ sau lũ quét và lời hẹn làm đèn lồng Trung thu đẹp nhất
- Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu qua đời ở tuổi 104
- Cựu sinh viên 'rút ruột' tiền ủng hộ đồng bào miền Bắc đã khắc phục hậu quả
- Lai Châu chú trọng nâng tầm chiến lược về nông nghiệp, nông thôn và nông dân
- Vị tể tướng nào bị vua ép uống thuốc độc, chết oan vì tội mê tín?
最新文章
-
Thời tiết 4 ngày nghỉ Quốc khánh 2/9: Miền Bắc nắng nóng, Nam Bộ mưa to
-
Ai là ứng viên nữ phó giáo sư trẻ nhất 2024?
-
Phân biệt Tiếng Việt: 'Quá trớn' hay 'quá chớn'?
-
126 trường ở Hà Nội tạm đóng cửa, tổ chức học online do mưa lũ
-
Bình Dương đạt nhiều thành tựu, xây dựng quê hương thông minh, hiện đại
-
Nam sinh thắng nghẹt thở ở phút chót, ẵm vòng nguyệt quế tuần cuối cùng Olympia
友情链接
- Điền kinh Bình Dương tích cực chuẩn bị tham dự Giải Việt dã truyền thống Báo Bà Rịa
- Thi đấu bóng đá giao hữu chào mừng 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam
- Kon Tum rút ngắn thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư các dự án
- VIMC nghiên cứu siêu dự án cảng trung chuyển container quốc tế Cần Giờ
- Năm 2022, hàng trăm triệu USD đổ vào dự án mới
- Giải vô địch bóng bàn cụm thi đua Đông Nam bộ 2022: Đoàn Bình Dương xếp hạng ba
- Gần 17 tỷ USD sẽ đầu tư vào Củ Chi và Hóc Môn
- HLV Park: 'Việt Nam đạt mọi mục tiêu khi thắng Singapore'
- Gia tăng hợp tác nội
- Khai mạc Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Quảng Bình năm 2022 tại TP. HCM