【nantes – lens】Hải quan Mỹ công bố báo cáo kết quả chống hàng giả năm 2011

hai quan my cong bo bao cao ket qua chong hang gia nam 2011

Hải quan Mỹ kiểm tra hàng hoá NK.

Qua đánh giá chung,ảiquanMỹcôngbốbáocáokếtquảchốnghànggiảnănantes – lens những kết quả đạt được trong năm 2011 là rất tích cực. Phần lớn hàng giả đe dọa nghiêm trọng sức khỏe và an toàn của người tiêu dùng Mỹ và thậm chí cả an ninh quốc gia. Do tầm quan trọng đó, CBP đã phối hợp chặt chẽ với các lực lượng khác tăng cường kiểm soát biên giới trong việc kiểm tra, phát hiện loại sản phẩm nguy hiểm này.

Theo số liệu của CBP, hàng hóa giả, vi phạm bản quyền được nhập khẩu vào Mỹ trong năm 2011 có số lượng tăng 44% so với năm trước đó, với trị giá hơn 60 triệu USD. Hàng hóa được làm giả chủ yếu là dược phẩm và mỹ phẩm vốn có sự đe dọa lớn tới sức khỏe người tiêu dùng. Tuy số lượng bắt giữ tăng nhưng giá trị của các vụ bắt giữ trong năm tài khóa 2011 lại giảm 5% xuống còn 178,9 tỷ USD.

Nguyên nhân chủ yếu do việc chuyển hướng sang sử dụng giao nhận qua bưu phẩm, bưu kiện, qua chuyển phát nhanh và các dịch vụ chuyển hàng đóng gói lớn để nhập khẩu hàng giả, vi phạm bản quyền vào Mỹ. Thêm vào đó, mức chênh lệch do giá bán lẻ đề xuất của các nhà sản xuất cũng giảm xuống còn 1,1 tỷ USD. Số lượng ngày càng tăng của các trang web bán hàng giả trực tiếp cho người tiêu dùng cũng là một trong những lý do khiến CBP ghi nhận sự gia tăng của các vụ bắt giữ liên quan đến hàng hóa chuyển qua bưu điện và hàng chuyển phát nhanh.

Theo Quyền Cao ủy CBP David V. Aguilar, mặc dù giá bán hàng trên các trang web này thấp so với giá chính hãng nhưng người tiêu dùng cần biết rằng còn phải tính đến những thiệt hại khác đối với nền kinh tế như mất việc làm, giảm lợi nhuận của các nhà sản xuất hợp pháp, ảnh hưởng đến sức khỏe và an toàn xã hội.

Cũng theo báo cáo, Trung Quốc tiếp tục là quốc gia dẫn đầu trong danh sách cung cấp hàng giả và vi phạm bản quyền với tỷ lệ khoảng 62% và giá trị hàng giả lên đến 124,7 triệu USD trong tổng số các vụ bắt giữ. Lần đầu tiên kể từ năm tài khóa 2005, mặt hàng giày dép không nằm trong số những mặt hàng bị bắt giữ nhiều trong năm 2011.

Các mặt hàng điện tử có số lượng bị bắt giữ nhiều nhất. Riêng điện thoại di động vi phạm quyền sở hữu trí tuệ chiếm 1/3 số hàng điện tử bị bắt giữ. 10 mặt hàng vi phạm bị thu giữ nhiều nhất gồm: dược phẩm, sản phẩm chăm sóc sức khỏe/ mỹ phẩm, kính đeo, linh kiện công nghệ, đồ điện tử, thuốc lá, nước hoa, pin, dụng cụ luyện tập và linh kiện phương tiện vận chuyển.

Với vai trò là cơ quan liên bang chịu trách nhiệm quản lý, kiểm tra và bảo vệ biên giới quốc gia, CBP có trách nhiệm đi tiên phong trong việc bảo vệ nền kinh tế, bảo hộ quyến sở hữu trí tuệ, sự an toàn của người dân trước hàng hóa vi phạm bản quyền. Báo cáo cũng đưa ra kế hoạch hành động chung của các cơ quan liên quan trong năm 2012.

Bên cạnh CBP, cơ quan điều tra về Hải quan và Nhập cư (ICE) của Bộ An ninh nội địa (HSI) cũng có trách nhiệm chống tội phạm có tổ chức về sản xuất, buôn bán hàng giả. Đơn vị này không chỉ khám phá những hoạt động buôn bán hàng giả mà còn tập trung vào phá vỡ các đường dây tội phạm có tổ chức. Trung tâm Sở hữu trí tuệ quốc gia là một trong những công cụ chính của Chính phủ Mỹ đi đầu trong chống hàng giả và vi phạm sở hữu trí tuệ. Trung tâm có các chuyên từ 19 cơ quan thành viên thực hiện chia sẻ thông tin, xây dựng các kế hoạch, sáng kiến và điều phối hoạt động kiểm soát hàng giả.

Những cố gắng của CBP cùng các cơ quan Liên bang khác được đánh giá cao bởi tác động của hoạt động đó đối với xã hội là rất quan trọng. Không chỉ người dân được bảo vệ về việc làm, sức khỏe mà ngân sách nhà nước còn được đảm bảo không bị thất thu. Trong năm 2012, CBP đề ra chỉ tiêu giảm lượng hàng giả bán trên thị trường và kiên quyết truy tố những kẻ cầm đầu các đường dây tội phạm./.

Vân Anh

Thể thao
上一篇:1500 người cùng nhau đi tìm 'Đường về hạnh phúc'
下一篇:Một gia đình ở Lai Châu bị người kích điện bắt giun gây hư hại 10ha vườn chuối