当前位置:当前位置:首页 > Cúp C2 > 【nhan dinh bong da.】Nông nghiệp vươn tầm 正文

【nhan dinh bong da.】Nông nghiệp vươn tầm

[Cúp C2] 时间:2025-01-10 09:27:44 来源:88Point 作者:Ngoại Hạng Anh 点击:33次

Đẩy mạnh liên kết và tăng hàm lượng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp trong thời gian qua,ệpvươntầnhan dinh bong da. không chỉ làm thay đổi tư duy canh tác của nông dân mà còn nâng cao hiệu quả sản xuất và mang lại cuộc sống sung túc cho mọi nhà.

Hiện nay, tỷ lệ áp dụng cơ giới hóa trong thu hoạch lúa của Tỉnh đạt 100% và năng suất lúa bình quân đang đứng thứ 2 vùng ĐBSCL.

Tăng hàm lượng kỹ thuật và cơ giới hóa

Những ngày cuối năm Tân Sửu, trên cánh đồng lúa trĩu hạt của vụ Đông xuân chờ ngày thu hoạch, ông Lâm Thanh Truyền, lão nông có hơn 40 năm kinh nghiệm trồng lúa ở ấp Trường Hiệp, xã Trường Long A, huyện Châu Thành A, chia sẻ: “Hơn 15 năm trước, nông dân làm gì có gạo thơm để dành ăn trong nhà như bây giờ. Bởi tôi còn nhớ rất rõ là vào những năm đầu Hậu Giang được chia tách từ tỉnh Cần Thơ. Khi đó, tôi và bà con nơi đây chủ yếu gieo sạ giống lúa có phẩm chất gạo thấp là IR 50404 hay OM 576. Lúc này, năng suất lúa trúng nhất của vụ lúa chính trong năm là Đông xuân 40 giạ/công (1.300m2), tương đương 800kg/công”.

 Tuy nhiên, hơn 5 năm qua, nông dân đã có sự thay đổi tư duy mạnh mẽ trong việc dịch chuyển cơ cấu giống lúa từ nhóm chất lượng thấp sang các giống lúa chất lượng cao như OM 5451, OM 4900, Jasmin 85, RVT, Đài Thơm 8, ST 24,… Nhờ vậy, năng suất lúa đang được xem là đạt ở mức cao nhất khi vụ Đông xuân đạt hơn 12 tấn/ha. Việc dịch chuyển giống lúa gắn với ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới trong sản xuất như mô hình “3 giảm, 3 tăng”, “1 phải, 5 giảm”, sản xuất lúa thông minh… không chỉ làm tăng năng suất mà còn đáp ứng nhu cầu thị trường, từ đó nâng cao giá bán, tăng nguồn thu nhập và tạo cuộc sống ngày càng đủ đầy cho nông dân. 

Lãnh đạo Sở NN&PTNT tỉnh tham quan mô hình trồng dưa lưới trong nhà kính kết hợp với hệ thống cảm biến tưới nước tự động.

Cùng với việc chuyển đổi cơ cấu giống thì sức lao động của người nông dân trong sản xuất nông nghiệp hiện nay trên địa bàn Tỉnh cũng được giải phóng rất nhiều, nhờ việc đẩy mạnh cơ giới hóa trong các khâu canh tác. Điển hình trên cây lúa, hiện tỷ lệ nông dân thu hoạch lúa bằng máy và khâu làm đất ở các vụ sản xuất trong năm đạt 100%; đặc biệt tỷ lệ sử dụng máy cấy trong gieo sạ lúa cũng tăng từ 2-5% vào năm 2015 nay tăng lên hơn 15%, nên Hậu Giang cũng đang là một trong những tỉnh có tỷ lệ ứng dụng cơ giới hóa trong gieo sạ lúa đạt cao nhất vùng ĐBSCL.

Rảo một vòng ruộng lúa Đông xuân gần 2ha của gia đình đã chín vàng đuôi, ông Nguyễn Văn Công, ở ấp 3, xã Vị Thanh, huyện Vị Thủy, vuốt nhẹ những bông lúa còn ướt đẫm hơi sương của mùa xuân, rồi kể: “Nhiều năm nay do có máy cắt lúa nên nông dân được thảnh thơi việc đồng áng rất nhiều. Chứ lúc chưa có máy cắt thì vào thời điểm này, ai nấy đều tất bật cho việc chuẩn bị dây để bó lúa. Ngoài ra, khi còn thu hoạch lúa bằng thủ công thì ở vụ Đông xuân, bà con phải vất vả gom từng bó lúa lại thành đống cho máy suốt, có hôm trời sáng trăng thì phải làm cả ban đêm. Còn bây giờ, chỉ việc đợi đến ngày cắt lúa thì đem bao ra đựng lúa, sau đó coi cân và đếm tiền là xong”.

Không chỉ ứng dụng mạnh tiến bộ kỹ thuật trong canh tác lúa mà những năm gần đây, có không ít nông dân trồng cây ăn trái, chăn nuôi thủy sản và gia súc, gia cầm trong Tỉnh còn có những phát minh hay để tăng hiệu quả sản xuất, đồng thời đẩy mạnh việc sản xuất trái cây và chăn nuôi theo hướng an toàn với tiêu chuẩn VietGAP và GlobalGAP để tạo thương hiệu và nâng cao giá trị sản phẩm. Bên vườn cây ăn trái rộng 3ha của mình, ông Lê Hồng Phúc (61 tuổi), ở ấp Láng Hầm, thị trấn Rạch Gòi, huyện Châu Thành A, bộc bạch: “Với sáng tạo trong việc đưa bét xoay phun sương lên tận đọt mỗi cây sầu riêng rồi dùng áp suất từ máy bơm để phun thuốc đã giúp tôi tiết kiệm được thời gian và công sức rất nhiều so với cách làm truyền thống; đồng thời cũng bảo vệ tốt sức khỏe cho bản thân. Do tiết kiệm được thời gian trong sản xuất nên tôi rảnh rỗi để phụ giúp được nhiều việc khác cho gia đình, nhất là dọn dẹp nhà cửa để chuẩn bị đón Tết đến xuân về như hiện nay”.

Đưa tay kiểm tra những trái sầu riêng qua tết này sẽ thu hoạch, ông Phúc nói rằng, hơn chục năm trước, tại nơi này là những ruộng lúa, nhưng sau đó gia đình đã chuyển sang trồng sầu riêng và cây hiện tại đã từ 6-10 năm tuổi. Trung bình mỗi năm thu về hơn 30 tấn trái, giá bán từ 50.000 đồng/kg, cũng bỏ túi nguồn lợi nhuận hơn 500 triệu đồng/năm.

Theo ông Trần Chí Hùng, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh, để có bước chuyển tích cực và mạnh mẽ trong sản xuất nông nghiệp của Tỉnh như hiện nay là thời gian qua, Tỉnh ủy và UBND tỉnh đã có sự quan tâm, hỗ trợ sâu sát bằng nhiều chương trình, dự án thiết thực. Trong đó, nổi bật là việc tỉnh triển khai 4 đề án phục vụ chuyển đổi trong sản xuất nông nghiệp. Thông qua các đề án đã thực hiện được nhiều chủ trương tái cơ cấu ngành nông nghiệp, tăng cường hỗ trợ nông dân ứng dụng mạnh mẽ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đổi mới các hình thức liên kết hợp tác, thu hút nguồn lực đầu tư phát triển ngành nông nghiệp được nhanh, mạnh và hiệu quả.

Hướng đến nông nghiệp tích hợp

Không dừng lại ở những kết quả đạt được, mà theo đánh giá của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan thì Hậu Giang là Tỉnh rất đa dạng về tài nguyên đất nông nghiệp nên có khả năng hình thành các vùng chuyên canh lúa, cây ăn trái để tạo sản phẩm hàng hóa chất lượng cao và tập trung với số lượng lớn nhằm đủ khả năng thâm nhập thị trường xuất khẩu. Mặt khác, bình quân đất nông nghiệp trên đầu người của tỉnh ở mức khá cao so với bình quân vùng ĐBSCL nên đây sẽ là điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư sản xuất nông nghiệp quy mô tập trung; đồng thời hệ thống canh tác luân canh và xen canh với thủy sản, cây ăn trái, khóm, mía trên đất liếp đã hình thành và đang lớn mạnh nên có khả năng tạo nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.

“Đặc biệt, Hậu Giang sớm có giải pháp làm thay đổi từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp để nâng cao giá trị sản phẩm cho nông dân. Trong đó, không chỉ độc canh một mô hình mà có sự tích hợp đa mô hình trên cùng diện tích canh tác để chuyển từ đơn ngành sang đa mục tiêu phát triển tích hợp liên ngành, từ đó tích hợp được đa giá trị trong sản xuất”, ông Lê Minh Hoan, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT chia sẻ.

Thực hiện theo định hướng của Bộ NN&PTNT, thời gian qua, trên địa bàn tỉnh cũng xuất hiện nhiều mô hình canh tác nông nghiệp theo hướng tích hợp như mô hình trồng lúa kết hợp nuôi cá ruộng và trồng hoa màu; mô hình trồng cây ăn trái kết hợp với nuôi thủy sản và ốc bươu đen; mô hình trồng khóm kết hợp nuôi cá đồng và gắn với du lịch cộng đồng; mô hình sản xuất lúa giống, thủy sản gắn du lịch sinh thái tại Công ty Cổ phần Nông nghiệp công nghệ cao Hậu Giang, thuộc xã Trường Long Tây, huyện Châu Thành A.

Ông Nghiêm Xuân Thành, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy cho rằng, Hậu Giang xác định nông nghiệp bền vững là mấu chốt quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh. Do đó, tỉnh rất quan tâm thực hiện quy hoạch phát triển sản xuất theo lợi thế cây trồng, vật nuôi của từng vùng, đồng thời tăng tính đầu tư từ chiều rộng đến chiều sâu. Bên cạnh đó, cũng quan tâm hỗ trợ phát triển nông nghiệp công nghệ cao, mô hình sản xuất thích ứng biến đổi khí hậu, cũng như đẩy mạnh thực hiện nhiều mô hình nông nghiệp tích hợp theo chỉ đạo của Bộ NN&PTNT. Bằng nhiều giải pháp, Hậu Giang cố gắng xóa bỏ tình trạng nông dân được mùa mất giá và ngược lại.

Với những nỗ lực để giữ vững là địa phương nằm trong tốp đầu của vùng ĐBSCL về sản xuất nông nghiệp; nông dân, ngành chức năng, chính quyền địa phương luôn biết phát huy thế mạnh, không ngừng áp dụng những tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất để nâng cao đời sống người dân, góp phần xây dựng quê hương Hậu Giang ngày càng giàu đẹp…

Trong chuyến công tác tại tỉnh Hậu Giang vào tháng 9-2021, ông Lê Minh Hoan, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT, cho rằng: Vào những năm đầu mới thành lập Tỉnh, Hậu Giang còn là địa phương thuộc vùng trũng của đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) về sản xuất nông nghiệp khi trình độ sản xuất của người dân hạn chế, cơ sở hạ tầng chưa được đầu tư đồng bộ, việc ứng dụng cơ giới hóa và khoa học kỹ thuật không nhiều... Tuy nhiên giờ đây, bình quân năng suất lúa cả năm của Hậu Giang đứng thứ 2 của vùng ĐBSCL khi tăng từ 4,71 tấn/ha/năm (năm 2004) lên đến 6,37 tấn/ha/năm vào thời điểm hiện tại; nhiều lĩnh vực khác trong sản xuất nông nghiệp cũng phát triển mạnh mẽ đã góp phần nâng cao đời sống người dân nông thôn. Bộ NN&PTNT chọn Hậu Giang là điểm sáng trong sản xuất nông nghiệp để chỉ đạo các địa phương khác trong vùng nghiên cứu, học tập kinh nghiệm.

 

Ngoài cây trồng chủ lực là lúa thì hiện Hậu Giang nổi tiếng với nhiều loại nông sản đặc trưng như: bưởi, khóm Cầu Đúc, cam xoàn, chanh không hạt, xoài cát Hòa Lộc, mít, cá thát lát, lươn đồng, ba ba... Trong đó, có nhiều sản phẩm được công nhận đạt chuẩn OCOP 3 sao và 4 sao cấp tỉnh, đồng thời cũng có nhiều sản phẩm được tiêu thụ ở thị trường châu Âu nhờ đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. 

 

HỮU PHƯỚC

(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)

相关内容
精彩推荐
热门点击
友情链接