【nhận định bóng đá na uy】Chè Việt Nam: Làm gì để phát triển bền vững?

"Giải pháp phát triển chè bền vững" là chủ đề của Hội nghị quốc tế chè Việt Nam 2013 do Hiệp hội Chè Việt Nam phối hợp Bộ NN&PTNN tổ chức ngày 8/10/2013 tại Hà Nội.

Hội nghị có sự tham gia của các cơ quan ban ngành trong nước và hơn 17 tổ chức quốc tế. Tại hội nghị các chuyên gia đã chia sẻ những kinh nghiệm xây dựng mô hình chè bền vững,èViệtNamLàmgìđểpháttriểnbềnvữnhận định bóng đá na uy cách quản lý thuốc bảo vệ thực vật trong quá trình trồng chè, công cụ hỗ trợ đầu tư dài hạn cho doanh nghiệp khi hỗ trợ nông dân trồng chè…

Đánh giá về thực trạng sản xuất và tiêu thụ chè hiện nay, ông Đoàn Anh Tuân - Chủ tịch Hiệp hội Chè Việt Nam cho biết: Việt Nam là nước đứng thứ 5 về xuất khẩu chè trên thế giới nhưng đứng thứ 10 về giá xuất khẩu. Đến nay, sản lượng chè xuất khẩu đạt 86 nghìn tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 136 triệu đôla. So với các mặt hàng nông sản từ cây công nghiệp dài ngày khác như cà phê, cao su, hạt điều, mặt hàng chè chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong cơ cấu thương mại và xuất khẩu nông sản của Việt Nam.

chè
Sản phẩm chè Việt Nam thu hút sự quan tâm của các đại biểu tham dự hội nghị. Ảnh: Khánh Linh

TS. Nguyễn Quốc Vọng - Ban Quản lý các dự án nông nghiệp (Bộ NN&PTNT) nhấn mạnh: Mặc dù là một trong những nước xuất khẩu chè lớn trên thị trường thế giới nhưng chè Việt Nam chưa có thương hiệu cũng như chỉ dẫn địa lý toàn cầu. Thị trường xuất khẩu chè của Việt Nam chia thành những nhóm thị trường có quy mô nhập khẩu khác nhau, trong đó Pakistan, Đài Loan, Iran và Nga là những thị trường nằm trong nhóm đứng đầu, chiếm thị phần lần lượt 16%, 13%, 11% và 11%. Bốn thị trường này chiếm hơn một nửa tổng kim ngạch xuất khẩu của chè Việt Nam năm 2011.

Chất lượng chè chưa được đánh giá cao, sản phẩm xuất khẩu ít có giá trị gia tăng và không có thương hiệu tại các thị trường tiêu thụ lớn là những điểm bất lợi cho xuất khẩu chè Việt Nam trên thị trường thế giới.

Ngoài ra, trong khi giá trên thị trường nội địa bắt đầu vượt cao hơn giá trung bình trên các sàn đấu giá chè quốc tế, giá xuất khẩu vẫn thấp hơn mức trung bình, điều này cũng gây bất lợi về mặt kinh doanh đối với các doanh nghiệp trong ngành chè.

Vì giá trị xuất khẩu chè Việt Nam trên 1 ha thu hoạch thấp, chỉ đạt trên 1.200 USD, thấp hơn rất nhiều so với Srilanka (5.700 USD) và Kenya (trên 6.000 USD) nên nông dân trồng chè cũng như các tác nhân khác thường không quan tâm nhiều đến việc cải thiện chất lượng chè nguyên liệu vì thu được lợi nhuận thấp. Điều này làm cho việc cải thiện tình hình xuất khẩu chè trở nên khó khăn.

Vì vậy, để tăng cao giá trị xuất khẩu chè, các chuyên gia đều cho rằng: Sản xuất chè cần xây dựng chính sách, liên kết sản xuất chế biến đối với doanh nghiệp và nông dân, kiểm soát chứng chỉ, áp dụng các quy trình VietGap. Cần có chiến lược tổng thể trong cơ cấu sản phẩm, nâng cao chất lượng, áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất…Chiến lược đổi mới công nghệ chế biến và đổi mới công nghệ giá trị gia tăng.

Về tài chính, cơ cấu lại nguồn vốn đầu tư cho nông nghiệp, hỗ trợ chính sách thuế và điều chỉnh lãi suất vay phù hợp. Kiến nghị lãi suất xuống 6-7% để tạo điều kiện cho các nhà đầu tư. Xây dựng chiến lược vận động phù hợp để kêu gọi vốn ODA./.

Khánh Linh

Cúp C1
上一篇:Israel tấn công kho đạn ở Damascus khiến ít nhất 17 người thiệt mạng
下一篇:Đoạn ngập đường cao tốc Phan thiết – Dầu Giây, thiết kế có vấn đề