【tỷ số cup c1】Định danh “tư lệnh” thúc cổ phần hóa 2017
Sẽ cổ phần hóa nhiều doanh nghiệp lớn
Nhìn nhận về kết quả triển khai cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2011 - 2015,Địnhdanhtưlệnhthúccổphầnhótỷ số cup c1 Ban chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp đánh giá, công tác cổ phần hóa đã mang lại nhiều kết quả tích cực như: góp phần hoàn thiện và phát triển thị trường vốn, đặc biệt là thị trường chứng khoán; tạo điều kiện cho doanh nghiệp sau khi cổ phần hóa huy động vốn, đổi mới phương thức quản lý, công nghệ…
Tuy nhiên, xét theo kế hoạch và chất lượng triển khai thì chưa đạt cả về lượng và chất. Giai đoạn 2011- 2015, cả nước cổ phần hóa được 499 doanh nghiệp và bộ phận doanh nghiệp, đạt 96,3% kế hoạch. Không chỉ chưa đạt yêu cầu về lượng, trong 5 năm qua, chất lượng cổ phần hóa chưa đạt khi chỉ bán được 8% cổ phần ra đại chúng, còn tới 92% cổ phần vẫn do Nhà nước nắm giữ.
Theo Quyết định 58/2016/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước và Danh mục doanh nghiệp nhà nước thực hiện sắp xếp giai đoạn 2016 - 2020, có 137 doanh nghiệp nhà nước sẽ được cổ phần hóa. Trong đó, sau cổ phần hóa, Nhà nước nắm giữ 65% vốn điều lệ tại 4 doanh nghiệp; nắm giữ từ 50% đến dưới 65% vốn điều lệ tại 27 doanh nghiệp; nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ tại 106 doanh nghiệp.
Đáng nói là trong giai đoạn 2016 - 2020, có rất nhiều doanh nghiệp lớn sẽ cổ phần hóa và được nhìn nhận là có độ khó cao như: Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, Tập đoàn Hóa chất Việt Nam, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, Tổng công ty Viễn thông MobiFone, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam… Bởi vậy, Ban chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp nhìn nhận, cổ phần hóa trong giai đoạn tới sẽ nặng nề với nhiều khó khăn, thách thức, đòi hỏi các bộ, ngành, địa phương, tập đoàn và tổng công ty nhà nước phải tập trung thực hiện nhiều biện pháp tích cực.
Gỡ cái mắc lợi ích và động lực
Tại Hội nghị đánh giá công tác thực hiện nhiệm vụ tài chính ngân sách năm 2016 và triển khai nhiệm vụ năm 2017 do Bộ Tài chính vừa tổ chức, Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh cổ phần hóa, thoái vốn đầu tư ngoài ngành theo kế hoạch đã được phê duyệt; giảm và bán toàn bộ vốn nhà nước ở các doanh nghiệp mà Nhà nước không cần nắm giữ cổ phần chi phối theo nguyên tắc thị trường, tinh thần là khu vực doanh nghiệp nhà nước phải nhỏ đi, từng doanh nghiệp nhà nước phải mạnh lên.
“Chúng ta đều biết, cái mắc lớn nhất trong cổ phần hóa là lợi ích và động lực. Để có đột phá, tôi yêu cầu Bộ trưởng Bộ Tài chính là tư lệnh, chịu trách nhiệm chính trên mặt trận này. Cần cơ chế gì để làm được, các đồng chí cứ mạnh dạn đề xuất, cần người có người, cần chính sách có chính sách”, Thủ tướng nhấn mạnh, đồng thời yêu cầu Bộ Tài chính cần hoàn thiện khuôn khổ pháp lý phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế đối với thị trường vốn, thị trường chứng khoán.
Đây là lần đầu tiên người đứng đầu Chính phủ trực tiếp yêu cầu Bộ trưởng Bộ Tài chính chịu trách nhiệm chính về tiến trình triển khai kế hoạch cổ phần hóa. Điều đó cho thấy quyết tâm của Thủ tướng Chính phủ trong quy trách nhiệm cụ thể cho từng tổ chức, cá nhân nhằm tạo bước chuyển mạnh mẽ trong triển khai cổ phần hóa.
Thực ra, lâu nay, Bộ Tài chính là đầu mối đề xuất, tham mưu chính cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành hệ thống chính sách về cổ phần hóa, đặc biệt là các cơ chế liên quan đến xác định giá trị doanh nghiệp, xử lý tài chính, gắn cổ phần hóa với lên sàn…
Việc Thủ tướng giao cho Bộ trưởng Tài chính làm “tư lệnh” về cổ phần hóa được nhìn nhận sẽ tạo bước đột phá về cổ phần hóa cả về lượng và chất trong thời gian tới, đặc biệt trong bối cảnh cổ phần hóa gắn với lên sàn chứng khoán đang được thúc đẩy mạnh.
本文地址:http://app.marimbapop.com/html/616c798433.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。