发布时间:2025-01-25 16:09:13 来源:88Point 作者:Cúp C1
Theo đó, nợ công của thế giới dự báo ước đạt 83,1% GDP trong năm 2017, giảm 0,5% GDP so với năm 2016 và giảm tiếp xuống mức 82,8% GDP trong năm 2018.
Trong đó, tại khu vực các nước phát triển, nợ công dự báo sẽ giảm xuống mức 107,1% GDP trong năm 2017 (giảm 0,5% GDP so với năm 2016) và giảm xuống mức 106,7% GDP trong năm 2018.
Ngược lại, tỷ lệ nợ công tại khu vực các nước mới nổi và đang phát triển được dự báo đạt mức 48,6% GDP trong năm 2017, tăng 0,8% GDP so với năm 2016 và tiếp tục tăng lên mức 49,8% GDP trong năm 2018.
Có cùng xu hướng dự báo trên, thâm hụt tài khóa vẫn tiếp tục được cải thiện trong năm 2017 và 2018.
Cụ thể, báo cáo của Viện Chiến lược và Chính sách tài chính chỉ rõ, cán cân tài khóa tổng thể của toàn cầu giảm xuống mức -3,4% GDP trong năm 2017 và -3,1% GDP trong năm 2018.
Tại các nước phát triển, thâm hụt tài khóa đạt mức 2,7% GDP trong giai đoạn 2017 – 2018. Tại khu vực các nước mới nổi và phát triển, cán cân tài khóa tổng thể có mức dự báo thâm hụt lần lượt giảm xuống còn mức 4,4% GDP và 3,9% GDP trong năm 2017 và 2018.
Báo cáo cũng chỉ rõ, một trong những cơ sở của dự báo trên chính là nỗ lực điều hành chính sách của các quốc gia và khu vực trong thời gian qua.
Nhìn lại những tháng đầu năm 2017, nhiều quốc gia đã chủ động điều hành chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ một cách linh hoạt nhằm thực hiện những mục tiêu kinh tế vĩ mô của đất nước như thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, ổn định thị trường tín dụng, kiềm chế thâm hụt tài khóa hay an sinh xã hội.
Nhìn chung, một số quốc gia thực hiện kế hoạch điều chỉnh chính sách tài khóa theo hướng mở rộng thông qua các gói kích thích kinh tế, tăng chi ngân sách và giảm thuế. Theo đó, ngày 15/3/2017, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã hoàn tất kế hoạch ngân sách cho chính phủ liên bang năm 2018, trong đó giảm chi tiêu của ngoại giao, cắt giảm một số chương trình an sinh xã hội, giảm chi viện trợ nước ngoài, bảo vệ môi trường và tăng chi tiêu cho quân đội. Cụ thể: Cắt giảm 28% cho chi ngoại giao, cắt giảm 1/3 ngân sách cho cơ quan bảo vệ môi trường, tăng 10% cho chi quốc phòng, tăng 6% cho chi phí an ninh nội địa.
Trước đó, Nhật Bản đã thông qua ngân sách cho năm 2017 với khoảng hơn 97.000 tỷ Yên. Trong đó, tiếp tục tăng chi tiêu cho an sinh xã hội, quốc phòng và những lĩnh vực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, như chi cho an sinh xã hội là hơn 32.000 tỷ Yên, tăng 1,6% so với ngân sách ban đầu của tài khóa 2016; chi cho an ninh quốc phòng là hơn 5.000 tỷ Yên, tăng 1,4% so với tài khóa hiện tại.
Ngoài ra, chính phủ Nhật Bản cũng dự định dành ra một khoản trong ngân sách để tăng chi cho giáo viên mầm non và những người làm việc trong các trại dưỡng lão, khuyến khích những nghiên cứu trong các lĩnh vực công nghệ cao.
Trong khi đó, tại Pê-ru, tăng trưởng quý 4/2016 giảm do các biện pháp thắt chặt kéo theo tiêu dùng và đầu tư vào lĩnh vực xây dựng giảm. Thêm nữa, mặc dù chính phủ đã có những sáng kiến trong việc cắt giảm chi tiêu để nhằm giảm thâm hụt ngân sách nhưng thâm hụt tài khóa trong năm 2016 vẫn ở mức cao. Do đó, ngày 9/3/2017, Chính phủ nước này công bố gói kích thích kinh tế trị giá khoảng 1,7 tỷ USD nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Trong đó, Chính phủ đặt mục tiêu tạo ra 150.000 việc làm thông qua đầu tư nhà ở và ưu đãi thuế cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ .
Trước đó, ngày 12/1/2017, Pê-ru đã thông báo giảm thuế giá trị gia tăng từ mức 17% xuống mức 16% kể từ ngày 1/7/2017.
Cũng trong điều hành chính sách tài khóa mở rộng, ngày 9/3/2017, Nghị viện Italy đã thông qua những điều khoản đầu tiên về chống nghèo đói của Dự luật Hỗ trợ người nghèo. Theo đó, Chính phủ sẽ cung cấp cho những người nghèo, nhất là các cặp vợ chồng có con nhỏ và những người bị thất nghiệp ở độ tuổi trên 55, xét theo từng hoàn cảnh cụ thể mỗi tháng từ 400 – 480 Euro.
Cho đến nay, Chính phủ Italy đã dành 1,6 tỷ Euro cho dự án này trong năm 2017. Tuy nhiên, ngân sách hàng năm sẽ tăng lên 2 tỷ Euro trong cả hai năm 2017 và 2018. Dự kiến có khoảng 400.000 gia đình nghèo ở Italy với tổng cộng 1,7 triệu người sẽ được hưởng lợi từ chương trình hỗ trợ người nghèo này.
Có cùng xu hướng trên, một số quốc gia và khu vực cũng thực hiện chính sách tiền tệ theo hướng nới lỏng, ngoại trừ Mexico và Hoa Kỳ. Gồm có: Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB), ngày 19/1/2017 đã quyết định giữ nguyên lãi suất và gia hạn gói định lượng 80 tỷ Euro đến hết năm 2017, tuy nhiên, kể từ 1/4/2017, giá trị gói định lượng trên giảm xuống còn 60 tỷ Euro.
Trước đó, Ngân hàng Trung ương Brazil đã cắt giảm lãi suất cơ bản từ mức 13,75% xuống mức 13% vào ngày 11/01/2017, đây là tháng thứ ba liên tiếp Brazil cắt giảm lãi suất nhằm đưa nền kinh tế thoát khỏi tình trạng suy thoái tồi tệ nhất trong vòng 100 năm qua.
Ngoài ra, ngày 24/3/2017, Ngân hàng Trung ương Nga thực hiện giảm lãi suất từ mức 10,0% xuống mức 9,75% và ngày 16/3/2017, Chi lê cũng điều chỉnh cắt giảm lãi suất từ mức 3,25% xuống mức 3,0%.
Còn tại Trung Quốc, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc lại hạ tỷ lệ dự trữ nhằm giảm bớt sự suy thoái kinh tế do giá cổ phiếu giảm và đồng tiền suy yếu vào ngày 29/2/2017. Theo đó, kể từ ngày 1/3/2017, tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các ngân hàng được giảm từ mức 17,5% xuống mức 17%.
Đây là lần cắt giảm tỷ lệ dự trữ đầu tiên kể từ tháng 10/2015. Biện pháp này nhằm duy trì khả năng thanh khoản và định hướng cho dòng tiền cũng như tín dụng tăng trưởng ổn định của thị trường Trung Quốc.
Ngược lại, Ngân hàng Trung ương Mexico ngày 9/2/2017 đã tăng lãi suất cơ bản từ mức 5,75% lên mức 6,25% , mức cao nhất kể từ tháng 3/2009, trong bối cảnh lạm phát tăng cao và đồng nội tệ Peso liên tục mất giá. Sau đó, ngày 30/3/2017, Ngân hàng Trung ương Mexico tiếp tục tăng lãi suất từ mức 6,25% lên mức 6,5%.
Trong tháng 3/2017, Hoa Kỳ tiếp tục bình thường hóa chính sách tiền tệ với việc FED tăng lãi suất cơ bản từ mức 0,75% lên mức 1% vào ngày 16/3/2017 do tốc độ tạo việc làm mới và lạm phát gia tăng (trung bình hàng tháng có 209.000 việc làm mới và lạm phát tại Mỹ trong tháng 2/2017 đạt mức 2,7% - đây là tháng thứ 7 liên tiếp lạm phát tăng và là mức cao nhất kể từ tháng 3/2012)./.
Sâm Linh
相关文章
随便看看