Mức độ nhận biết của doanh nghiệp về CPTPP,ấpCOưuđãitheoCPTPPEVFTAtăngmạnhnửađầunăkeonhacai.888 EVFTA còn thấp | |
Giày dép đứng đầu về tận dụng ưu đãi thuế quan theo FTA | |
Bổ sung quy định về thuế XNK ưu đãi theo Hiệp định CPTPP áp dụng với Peru |
Dệt may là một trong những ngành hàng điển hình tận dụng tốt FTA để thúc đẩy xuất khẩu trong nửa đầu năm nay. Ảnh: Nguyễn Thanh |
Theo thông tin mới nhất từ Bộ Công Thương: 6 tháng đầu năm 2022, kim ngạch xuất nhập khẩu tiếp tục tăng cao với tổng kim ngạch ước đạt hơn 371,3 tỷ USD. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tăng 17,3% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ tăng 29,2%), đạt hơn 186 tỷ USD. Xuất khẩu khu vực kinh tế trong nước tăng cao hơn khu vực có vốn FDI, tăng 19,5% (khu vực FDI kể cả dầu thô tăng 16,6%).
“Điều này cho thấy sự nỗ lực của các doanh nghiệp trong nước trong việc khôi phục sản xuất kinh doanh, nối lại chuỗi cung ứng trong điều kiện còn nhiều khó khăn”, bà Nguyễn Thúy Hiền, Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch (Bộ Công Thương) đánh giá tại Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm của Bộ Công Thương ngày 14/7.
Ở góc độ ngành hàng, bà Hiền phân tích: xuất khẩu tăng đều ở các nhóm hàng, trong đó nhóm nhiên liệu và khoáng sản tăng cao nhất (tăng 52,5%), do giá xuất khẩu của các mặt hàng (xăng dầu, dầu thô, than đá) tăng cao.
Xuất khẩu nhóm nông sản, thủy sản và công nghiệp chế biến chế tạo đều tăng cao ở mức khoảng 17%; trong đó, tập trung ở các mặt hàng Việt Nam có thế mạnh và khai thác tốt các Hiệp định thương mại tự do (FTA) như: dệt may, da giày, thủy sản… và nhóm các mặt hàng tranh thủ được giá cao để đẩy mạnh xuất khẩu như: hóa chất, sản phẩm chất dẻo, phân bón...
Đáng chú ý, lãnh đạo Vụ Kế hoạch nhấn mạnh: “Các doanh nghiệp đã tận dụng tốt các FTA, đặc biệt là các FTA thế hệ mới như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và FTA Việt Nam-EU (EVFTA) để thúc đẩy xuất khẩu".
Cụ thể, 6 tháng đầu năm 2022, cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) mẫu CPTPP đạt 1,32 tỷ USD, tăng 22,1% so với cùng kỳ năm trước; cấp C/O mẫu EUR.1 sang EU đạt 5,84 tỷ USD, tăng 32,1% so với cùng kỳ năm trước…
Ở chiều nhập khẩu, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa 6 tháng đầu năm đạt 185,3 tỷ USD, tăng 15,5% so với cùng kỳ năm trước và cơ bản được kiểm soát tốt. Nhập khẩu của nhóm hàng hóa phục vụ sản xuất để xuất khẩu và hàng hóa thiết yếu chiếm 88,8%; nhập khẩu của nhóm hàng cần kiểm soát chỉ chiếm 5,8%.
“Cán cân thương mại tiếp tục duy trì xuất siêu 743 triệu USD (cùng kỳ năm trước nhập siêu 1,86 tỷ USD), góp phần làm tích cực cho cán cân thanh toán, ổn định tỷ giá và ổn định các chỉ số kinh tế vĩ mô khác của nền kinh tế”, bà Nguyễn Thị Thúy Hiền nhấn mạnh.
Nửa cuối năm dự báo nền kinh tế vẫn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro khó lường. Để phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu được Quốc hội, Chính phủ giao năm 2022 gồm: chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng khoảng 7-8%; kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 8%, duy trì xuất siêu..., ngành Công Thương xác định tập trung đẩy mạnh xuất khẩu, thúc đẩy phát triển sản xuất.
Hỗ trợ các doanh nghiệp về thông tin thị trường, xúc tiến xuất khẩu, tận dụng các cam kết trong các FTA đã ký kết và thông qua các chuỗi giá trị toàn cầu để tìm kiếm thị trường mới; khuyến khích các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo để tạo ra các sản phẩm mới...
Bên cạnh đó, Bộ Công Thương cũng sẽ tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, các địa phương; làm việc và theo dõi chặt chẽ các dự án, ngành hàng lớn và một số địa bàn trọng điểm để nắm bắt tình hình và xử lý, tháo gỡ khó khăn nhằm đẩy mạnh sản xuất, nhất là các nguyên, nhiên, vật liệu đầu vào, kiểm soát nhập khẩu và chủ động nguồn cung trong nước thay thế cho nguồn nhập khẩu.
"Bộ cũng sẽ huy động tối đa các nguồn lực, bám sát tình hình và có phương án chuẩn bị trong các trường hợp nhằm đảm bảo cung ứng đủ điện, than, xăng dầu, phân bón… cho sản xuất và sinh hoạt", bà Hiền nhấn mạnh.