Thể thao

【đội hình brentford gặp west ham】Chuyển dịch trên vùng đất mía

字号+ 作者:88Point 来源:World Cup 2025-01-10 16:08:00 我要评论(0)

(CMO) Cây mía một thời là niềm tự hào của nông dân Thới Bình. Thời “vàng son” nhất nơi đây có hơn 5 đội hình brentford gặp west ham

Báo Cà Mau(CMO) Cây mía một thời là niềm tự hào của nông dân Thới Bình. Thời “vàng son” nhất nơi đây có hơn 5 ngàn héc-ta mía, trong đó 2 xã Trí Lực và Trí Phải chiếm gần 90% diện tích mía của toàn huyện.

Thế nhưng, thời ấy đã qua, giờ cây mía không nuôi nổi người trồng ra nó. Từ năm 2015, giá mía bắt đầu trồi sụt bất thường và điệp khúc chặt bỏ rồi trồng lại, trồng rồi lại bỏ diễn ra thường xuyên. Đến nay, khi nhà máy đường chỉ còn lại "cái vỏ" thì đây là dấu hiệu cho sự chấm hết của cây mía trên đồng đất Cà Mau.

Giai đoạn chuyển giao

Trong quá khứ, có lúc diện tích mía của Cà Mau lên đến trên 7 ngàn héc-ta, Thới Bình được coi là “thủ phủ” của cây mía tự hào có trên 5 ngàn héc-ta. Cây mía đã xây dựng cho mình một “vương quốc” trải rộng trên địa bàn huyện Thới Bình, hàng chục năm trời nông dân nơi đây gắn liền với nó.

Ông Lý Văn Thông, Ấp 8, xã Trí Lực, nhớ lại: “Lúc trước ở đây toàn là cánh đồng mía, năng suất lúc nào cũng cao, mỗi công chắc ăn thu hoạch được 15-16 tấn. Giá bán từ 800 đồng đến 1 ngàn đồng/kg nên nông dân ai cũng trồng mía vì thu nhập cao, ổn định”.

Ông Nguyễn Văn Thiện, Ấp 8, xã Trí Lực, người rất nặng lòng với mía, nuối tiếc: “Trước đây tôi chỉ trồng mía vì hiệu quả kinh tế cao, được tặng danh hiệu nông dân sản xuất giỏi cũng từ cây mía. Sau này, giá mía bấp bênh, nhiều người bỏ mía chuyển sang nuôi tôm nhưng tôi vẫn quyết tâm bám trụ, với hy vọng vùng nguyên liệu mía sẽ được phục hồi...”.

Thế nhưng, niềm hy vọng ấy dường như mong manh quá khi điệp khúc "trồng - chặt" cứ lặp đi lặp lại theo giá mía. Những vùng nguyên liệu lớn như Trí Lực, Trí Phải..., diện tích mía lúc giảm, lúc tăng. Nông dân bắt đầu nghĩ đến cây lúa, con tôm bởi cây mía dù một thời chỉ qua vài vụ đã giúp họ xây được nhà tường, nay cũng vì nó, có lúc họ mất trắng chi phí 1 năm chăm sóc, thậm chí lỗ nặng. 

Mô hình lúa sạch triển khai thành công ở Ấp 5, xã Trí Lực năm 2018.

Từng là cây kinh tế chủ lực, bắt đầu từ khoảng năm 2000 về sau, cây mía rơi vào giai đoạn thoái trào, người dân phá mía chuyển sang các loại cây trồng, vật nuôi khác, nghiêm trọng đến mức ngành chức năng phải vào cuộc “giải cứu” cây mía. Nhiều giải pháp được đưa ra nhằm duy trì và mở rộng vùng nguyên liệu mía, thậm chí có tham vọng mở rộng diện tích mía của huyện Thới Bình lên 2 ngàn héc-ta và giải cứu luôn nhà máy đường đang trong giai đoạn hoạt động kém hiệu quả. Thế nhưng, đến năm 2014, nhà máy đường ngừng hoạt động, người trồng mía một lần nữa chẳng biết "bấu víu" vào đâu và khi nhà máy chỉ còn cái “vỏ không” thì đã đến lúc nông dân đành nói lời đoạn tuyệt với cây mía.

Thay đổi là tất yếu

Một lòng với cây mía, nhưng đến năm 2017, ông Nguyễn Văn Thiện đành chuyển sang sản xuất lúa - tôm. Ông Thiện tâm sự: “Thực tế cây mía không thể tồn tại được nữa, mình phải chuyển sang mô hình phù hợp hơn thôi. Với lúa - tôm, năm rồi thu nhập trên 70 triệu đồng, lại đỡ tốn công và chi phí như trồng mía”.

Phó chủ tịch UBND xã Trí Lực Hà Minh Sữa cho biết: “Hiện hầu hết diện tích trồng mía trên địa bàn xã đã chuyển sang các mô hình cây trồng, vật nuôi khác, trong đó đa phần là nuôi tôm và trồng lúa. Năm 2018, tổng diện tích mía trên địa bàn xã còn 250 ha, đến đầu năm 2019 còn 66,5 ha, chuyển dịch gần 200 ha. Nhìn chung, từ khi chuyển dịch từ cây mía sang lúa - tôm, đời sống kinh tế người dân được nâng lên”.

Xã Trí Lực đang xây dựng vùng nguyên liệu lúa sạch, lúa hữu cơ, đồng thời xây dựng chuỗi liên kết trong sản xuất bước đầu đạt hiệu quả cao. Chính vì vậy, người dân càng tin tưởng và quyết tâm chuyển dịch, tham gia vào chuỗi liên kết. Qua khảo sát, triển khai mô hình thí điểm, ngành chức năng cũng như doanh nghiệp đã khẳng định vùng đất Trí Lực phù hợp sản xuất 1 vụ lúa trên đất nuôi. 

“Năm 2018, xã thực hiện thí điểm thành công mô hình trồng lúa hữu cơ trên đất nuôi tôm đạt 29 ha, có 11 hộ tham gia được đánh giá chất lượng đạt tiêu chuẩn châu Âu. Đây là điều kiện để xã xây dựng vùng nguyên liệu lúa sạch, lúa hữu cơ”, ông Hà Minh Sữa cho biết.

Đến năm 2019, xã Trí Lực thành lập được 2 HTX: Lúa tôm Trí Lực tại Ấp 5 và Dịch vụ nông nghiệp thuỷ sản Đoàn Phát, Ấp 8, hướng đến mô hình chuỗi liên kết sản xuất.

Giám đốc HTX Dịch vụ nông nghiệp thuỷ sản Đoàn Phát Huỳnh Minh Triều cho biết: “Hoạt động trên lĩnh vực nông nghiệp, HTX đã ký hợp đồng với nhiều công ty cung ứng sản phẩm đầu vào và bao tiêu sản phẩm cho xã viên. Hiện tại, HTX có trên 250 hộ tham gia chuỗi liên kết”.

Năm 2019, HTX Đoàn Phát thực hiện trên vùng đất chuyển dịch của Ấp 8 được 53,2 ha lúa hữu cơ, 200 ha sản xuất lúa an toàn. Ông Huỳnh Minh Triều cho biết: “Sau khi ký hợp đồng cung ứng và bao tiêu sản phẩm, thành viên HTX đã nhận giống, đợi đến lịch thời vụ cũng như thời tiết thuận lợi sẽ đồng loạt xuống giống”.

Ông Lý Văn Thông phấn khởi: “Năm nay, dân đồng tình làm giống ST20 và ST24 bởi 2 giống lúa này rất thành công trên địa bàn Ấp 5, mừng nhất là xã đã thành lập 2 HTX. Chúng tôi phấn khởi khi không chỉ được cung cấp giống mà còn được đảm bảo đầu ra”.

Ông Hà Minh Sữa cho biết: “Nếu trong quá trình sản xuất, người dân đảm bảo đúng quy trình của doanh nghiệp đầu tư đề ra thì khi thu mua họ sẽ mua bằng và cao hơn giá thị trường. Việc định giá cũng được công khai thông qua đối thoại trực tiếp với các hộ dân, lấy giá lúa của 4 huyện sản xuất lúa - tôm lân cận làm cơ sở so sánh và thống nhất mức giá cuối cùng”.

Việc chuyển dịch từ cây mía sang lúa - tôm, các mô hình cây trồng, vật nuôi khác bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân, đặc biệt với việc sản xuất theo chuỗi liên kết thì sản phẩm làm ra không còn bấp bênh như trước đây. 

“Để phát triển mô hình lúa - tôm trên địa bàn cần Nhà nước đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi để cơ giới hoá, xây dựng vùng nguyên liệu lúa sạch, lúa hữu cơ cho xã trong tương lai”, ông Hà Minh Sữa cho biết thêm.

Rõ ràng việc chuyển dịch trồng mía sang cây trồng, vật nuôi khác là hướng đi đầy hứa hẹn, nhận được sự đồng tình của người dân. Trưởng phòng NN&PTNT huyện Thới Bình Nguyễn Hoàng Lâm cho biết: “Định hướng của chúng tôi là không quy hoạch lại mía mà chuyển sang cây trồng, vật nuôi khác như phát triển mô hình lúa - tôm, đặc biệt là nuôi tôm càng xanh; Quy hoạch vùng nguyên liệu lúa sạch, lúa hữu cơ trên địa bàn xã Trí Lực”./.

Đặng Khánh Duy

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
  • Phát huy giá trị lịch sử trong phát triển du lịch

    Phát huy giá trị lịch sử trong phát triển du lịch

    2025-01-10 15:03

  • Kiểm tra công tác cải cách hành chính

    Kiểm tra công tác cải cách hành chính

    2025-01-10 13:53

  • Liên đoàn Lao động tỉnh tổ chức họp mặt kỷ niệm 20

    Liên đoàn Lao động tỉnh tổ chức họp mặt kỷ niệm 20

    2025-01-10 13:43

  • Hơn 40 học viên tham gia lớp sơ cấp giám đốc hợp tác xã

    Hơn 40 học viên tham gia lớp sơ cấp giám đốc hợp tác xã

    2025-01-10 13:31

网友点评