Xin lỗi phải thực tâm,ứtkhinghecóánoankhôngyênlòngvớicáchgiảiquyếtbồithườkq bóng đá indonesia chân thành, cầu thị Phát biểu tại phiên thảo luận, ĐB Nguyễn Thị Thủy (Bắc Kạn) bày tỏ lo lắng trong thời gian qua, mặc dù số lượng vụ án oan xảy ra chiếm tỷ lệ rất ít so với số vụ án đã giải quyết nhưng hậu quả gây ra rất nghiêm trọng. ĐB ví dụ vụ ông Thêm ở Bắc Ninh mang án oan suốt 46 năm, ông Nén ở Bình Thuận mang trên mình 2 bản án oan, ông Chấn ở Bắc Giang phải ngồi tù oan suốt 10 năm… “Ai trong chúng ta cũng cảm thấy ray rứt khi nhận được thông tin lại có thêm một người bị oan và cảm thấy không yên lòng khi công tác giải quyết bồi thường oan sai còn nhiều khúc mắc. Do nhiều nguyên nhân khác nhau trong đó có nguyên nhân về cơ chế pháp luật nên dẫn đến việc giải quyết một số vụ còn nhiều điều phải suy nghĩ”, ĐB Nguyễn Thị Thủy chia sẻ. Theo ĐB Thủy, việc tổ chức xin lỗi công khai người bị oan theo dự thảo Luật “nếu người bị oan có yêu cầu bồi thường thì việc xin lỗi công khai mới diễn ra, còn người bị oan không yêu cầu bồi thường thì việc xin lỗi công khai không diễn ra” là chưa phù hợp. ĐB cho rằng, gốc của vấn đề là cơ quan nhà nước đã làm oan cho người vô tội, còn người bị oan có yêu cầu bồi thường vật chất hay không là câu chuyện khác, nhưng việc tổ chức xin lỗi công khai người bị oan là việc mà nhà nước phải làm không phụ thuộc vào việc người bị oan có yêu cầu hay không yêu cầu. Đồng thời, để phát hiện tội phạm, pháp luật đã trao cho các cơ quan tiến hành tố tụng được quyền áp dụng nhiều biện pháp có tính cưỡng chế rất mạnh, nếu áp dụng đúng thì sẽ có tác dụng tìm ra tội phạm còn áp dụng sai thì hậu quả gây ra rất nặng nề. Ví dụ chưa cần bản án oan, ngồi tù chỉ cần khởi tố oan một người, rồi tiến hành khám xét chỗ ở, còng tay dẫn đi trước sự chứng kiến của đông đảo hàng xóm thì tổn thương gây ra đối với họ và gia đình là rất lớn. “Nếu đặt vấn đề phải có yêu cầu bồi thường mới tổ chức xin lỗi là không phù hợp”, ĐB nhấn mạnh. Theo đó, ĐB Thủy đề nghị cần quy định rõ mọi trường hợp làm oan cơ quan tố tụng phải có trách nhiệm tổ chức xin lỗi công khai, không phụ thuộc vào họ có yêu cầu hay không yêu cầu. Bên cạnh đó, trình tự thủ tục xin lỗi cần quy định rõ trong luật, chứ không giao cho Bộ Tư pháp hướng dẫn, bởi vì một trong những nguyên nhân dẫn tới việc xin lỗi có tình hình thức như thời gian qua là do chưa quy định rõ vấn đề này, dẫn tới có những trường hợp giam oan 4 năm nhưng thời gian xin lỗi chỉ có 5 phút, khiến cho người bị oan bật khóc ngay sau khi chủ tọa tuyên bố kết thúc buổi lễ. Cũng theo ĐB Thủy, dự luật quy định “mọi khoản thiệt hại phải có yêu cầu của người bị oan nhà nước mới bồi thường” là không phù hợp. ĐB lý giải, có những thiệt hại liên quan đến giam oan, tù oan, tử hình oan. Mỗi ngày bị giam oan, tù oan được tính tương ứng bằng 5 ngày lương cơ sở, tức là 275 nghìn đồng, trường hơp tử hình oan được tính bằng 360 tháng lương cơ sở. Đây là thiệt hại nghiêm trọng nhất, trực tiếp nhất do việc làm oan gây ra, nếu đặt vấn đề có yêu cầu mới bồi thường không có yêu cầu không bồi thường là chưa thể hiện thực tâm, thực lòng mong muốn bù đắp cho người bị oan. "Luật cần quy định đây là những khoản đương nhiên nhà nước phải bồi thường không cần phải có yêu cầu", ĐB đề nghị. Cũng theo ĐB Thủy, quy định “khi xảy ra oan không phải tất cả những cơ quan liên quan đến quá trình gây oan đó phải chịu trách nhiệm đứng ra giải quyết bồi thường, chỉ có cơ quan làm oan cuối cùng trong quy trình tố tụng có trách nhiệm giải quyết bồi thường và xin lỗi người oan sai”, là hoàn toàn không phù hợp. ĐB giải thích, theo quy định của pháp luật, quá trình giải quyết vụ án hình sự phải trải qua nhiều giai đoạn với sự tham gia của các cơ quan khác nhau, ví dụ tòa chưa thể xét xử nếu chưa có cáo trạng truy tố của Viện kiểm sát cũng như Viện kiểm sát chưa thể truy tố khi chưa có kết quả của cơ quan điều tra. Ví dụ vụ ông Nguyễn Thanh Chấn, cơ quan điều tra đã khởi tố, bắt giam ông Chấn 2 tháng, sau đó kết luận điều tra xác định ông Chấn giết người, chuyển sang giai đoạn truy tố Viện kiểm sát tiếp tục giam 2 tháng và truy tố ông Chấn ra tòa, Tòa án đã mở phiên tòa xét xử tuyên ông Chấn tội giết người và tù chung thân. Sau này xác định ông Chấn bị oan, đối với trường hợp này theo dự thảo luật thì Tòa án là khâu cuối cùng làm oan, chỉ có tòa án chịu trách nhiệm đứng ra giải quyết bồi thường, và chỉ thẩm phán đã xét xử vụ án đó là chưa hết trách nhiệm. Theo ĐB, tất cả các cơ quan góp phần vào việc gây ra oan sai đều phải chịu trách nhiệm với sai sót và chịu trách nhiệm bồi thường. Đồng tình với quan điểm của ĐB Thủy, ĐB Lưu Bình Nhưỡng (Bến Tre) cho rằng gây ra án oan thường là lỗi hỗn hợp của cả ba cơ quan công an, kiểm sát, tòa án, vì vậy cả ba cơ quan này phải chịu trách nhiệm. Việc bồi thường oan sai nên giao cho cơ quan cuối cùng gây ra án oan (là tòa án) chủ trì việc bồi thường oan sai là phù hợp. ĐB Mai Thị Phương Hoa (Nam Định) nhấn mạnh, tại một số địa phương việc tổ chức xin lỗi trong các vụ án oan còn qua loa, chiếu lệ gây bức xúc cho người bị hại. “Nhà nước làm sai cho dân thì phải xin lỗi, xin lỗi là để sửa lỗi và có trách nhiệm hơn trong vai trò công bộc của dân. Việc xin lỗi phải thực tâm, chân thành, cầu thị xoa dịu nỗi đau mà người bị oan sai phải gánh chịu, vì vậy dự Luât cần quy định cụ thể trình tự thống nhất của việc xin lỗi”, ĐB Hoa nói. Giải quyết bồi thường án oan còn chậm trễ Nói về việc giải quyết bồi thường án oan, ĐB Mai Thị Phương Hoa (Nam Định) cũng cho rằng, thời gian qua việc giải quyết của các cơ quan chức năng còn chậm trễ. ĐB ví dụ vụ án ông Chấn (Bắc Giang) tổng thời gian từ khi thương lượng lần thứ nhất đến khi nhận đủ bồi thường là 1 năm 1 tháng; vụ ông Huỳnh Văn Nén (Bình Thuận) từ khi yêu cầu nộp đơn bồi thường đến nay là 7 tháng vụ việc vẫn trong quá trình giải quyết. Đặc biệt là vụ ông Nguyễn Ngọc Phi (Thái Bình) tổng thời gian giải quyết bồi thường hơn 6 năm… Việc chậm trễ bồi thường án oán theo ĐB Hoa là do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân là do những vướng mắc trong xác định cơ quan có thẩm quyền giải quyết bồi thường, trình tự giải quyết bồi thường có nhiều thủ tục hành chính rườm rà và thời gian quy định chưa phù hợp, bên cạnh đó việc cấp kinh phí trả tiền bồi thường chưa được thực hiện kịp thời… Theo ĐB Hoa, quy định của dự thảo Luật đã có bước tiến rất lớn trong việc giải quyết bồi thường giảm từ 125 ngày xuống còn hơn 50 ngày, tuy nhiên ĐB Hoa vẫn đề nghị cần rà soát thêm các quy định theo hướng đơn giản để người án oan sớm nhận được tiền bồi thường, tối đa là 50 ngày mọi thủ tục giải quyết bồi thường sẽ xong. Nhiều đại biểu cũng cho rằng không nên kéo dài việc bồi thường cho người bị án oan vì bất cứ lý do gì. Bởi những oan khuất, thiệt thòi cho người bị oan và gia đình họ là khó có thể bù đắp được. Đại biểu Nguyễn Hữu Chính, Chánh án TAND TP. Hà Nội cũng đề nghị cần phải đề cao đạo đức công chức trong vấn đề này để trách nhiệm xin lỗi, bồi thường được tiến hành nhanh hơn. Còn ĐB Nguyễn Mai Bộ (An Giang) thì cho rằng, dự Luật có vị trí rất lớn trong việc nâng cao trách nhiệm của cán bộ nhà nước và là một công cụ để chống tham nhũng nhưng theo ĐB, dự luật vẫn nặng về bồi thường tố tụng và xem nhẹ trách nhiệm của cơ quan hành chính…/. Hồng Chi |