当前位置:首页 > Nhà cái uy tín

【ban ket cup c1】5 hạng bằng lái xe được đề xuất chấm điểm tự động 

Bộ GTVT đang lấy ý kiến các bộ,ạngbằngláixeđượcđềxuấtchấmđiểmtựđộng ban ket cup c1 ngành dự thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Trung tâm Đào tạo, sát hạch lái xe. Trong đó, cơ quan soạn thảo đề xuất bổ sung nhiều quy định về công tác đào tạo lái xe, nhằm phù hợp với Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ (có hiệu lực từ ngày 1/1/2025).

Đáng lưu ý, Bộ GTVT đề xuất bổ sung quy định về thiết bị chấm điểm tự động với GPLX các hạng B1, BE, CE, D1E và DE.

Bộ GTVT cho biết, quy chuẩn quốc gia về Trung tâm Đào tạo, sát hạch đã được áp dụng trên toàn quốc từ năm 2015. Việc chấm điểm tự động, tạo tính công khai minh bạch trong quá trình sát hạch, cấp giấy phép lái xe. Tuy nhiên, do điều kiện công nghệ chưa cho phép nên còn một số hạng GPLX chưa được lắp thiết bị chấm điểm tự động.

Vì vậy, việc quy định có lộ trình bắt buộc lắp thiết bị chấm điểm tự động đối với một số hạng B1, BE, CE, D1E và DE để sát hạch trước ngày 1/7/2026 là cần thiết.

IMG_9E0227BCBF33 1.jpg
Bộ GTVT đề xuất 5 hạng bằng lái xe chấm điểm tự động. Ảnh: Tư liệu 

Theo cơ quan soạn thảo, việc chấm điểm tự động góp phần công khai minh bạch kết quả sát hạch, đảm bảo nguyên tắc thống nhất của toàn bộ quy trình sát hạch lái xe. Đồng thời, triển khai thiết bị chấm điểm tự động sẽ đáp ứng yêu cầu chia sẻ và tích hợp với các cơ sở dữ liệu về trật tự an toàn giao thông khác, góp phần bảo đảm an ninh trật tự trong lĩnh vực giao thông đường bộ.

Từ những căn cứ trên, cơ quan soạn thảo đề xuất 2 phương án. 

Phương án 1: Giữ nguyên như quy định hiện hành. 

Phương án 2: Quy định cụ thể về chấm điểm tự động đối với các hạng B1, BE, CE, D1E và DE 

“Nếu giữ nguyên như quy định hiện hành (phương án 1) thì không làm thay đổi chi phí đầu tư của nhà nước và xã hội, không phát sinh chi phí nhưng sẽ không đảm bảo tính thống nhất và đồng bộ với hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về giao dịch điện tử. 

Trong khi đó, nếu bổ sung quy định chấm điểm tự động đối với các hạng B1, BE, CE, D1E và DE (phương án 2) sẽ phát sinh chi phí đầu tư của doanh nghiệp nhưng tăng tính hiệu quả, công khai minh bạch trong hoạt động đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe. 

Về xã hội, quy định này sẽ giúp hoạt động sát hạch lái xe đảm bảo được thống nhất trong phạm vi toàn quốc, toàn bộ GPLX các hạng đều được chấm điểm tự động. Đặc biệt, quy định sẽ đảm bảo tính minh bạch, thống nhất và đồng bộ của hệ thống pháp luật. 

Từ những phân tích, so sánh tác động của từng giải pháp cho thấy lựa chọn giải pháp tối ưu là phương án 2 -  bổ sung quy định chấm điểm tự động đối với các hạng B1, BE, CE, D1E và DE”, Bộ GTVT thông tin.

Chia sẻ với VietNamNet về đề xuất này, ông Nguyễn Văn Quyền, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam đánh giá, cơ quan soạn thảo nên nghiên cứu yêu cầu đòi hỏi từ thực tiễn để ban hành chính sách phù hợp.

“Cơ quan soạn thảo cần nghiên cứu thực tiễn có cần thiết yêu cầu các trung tâm đào tạo, sát hạch lái xe phải trang bị hay không? 

Nếu như yêu cầu các cơ sở, trung tâm phải đầu tư nhưng sau này không sử dụng thì đó là sự thiệt hại rất lớn. Đặc biệt có những trung tâm đào tạo sát hạch lái xe diện tích đất đã được định hình, không phải nơi nào cũng có điều kiện để mở rộng nhằm trang bị thiết bị chấm điểm tự động cho mọi hạng GPLX”, ông Quyền nói.

Lấy dẫn chứng xe đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc (bằng CE), hiện cả nước có trên 100.000 xe. Tương ứng với khoảng 200.000 tài xế điều khiển loại xe này. 

“Nếu tính chu kỳ lao động trong 20- 25 năm của mỗi tài xế thì mỗi năm cả nước cũng chỉ cần bổ sung khoảng vài chục ngàn tài xế loại này. Số này thay thế cho tài xế nghỉ hưu hoặc có thêm xe mới.

Nhu cầu không nhiều mà bắt tất cả trung tâm sát hạch phải bổ sung thiết bị chấm điểm tự động cho các hạng GPLX, trong đó có xe đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc thì cần thiết hay không?”, ông Quyền băn khoăn.  

分享到: