Phát biểu tại buổi tiếp,ộtrưởngĐinhTiếnDũngtiếpPhóThủtướxì dách cái bao nhiêu được xét Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng nhiệt liệt chào mừng ngài Bill English và các thành viên cùng đi đã đến thăm và làm việc với Bộ Tài chính Việt Nam.
Chuyến thăm và làm việc của ngài Phó Thủ tướng là chuyến làm việc cấp cao đầu tiên, nối tiếp ngay sau chuyến thăm cấp Nhà nước thành công tại Việt Nam của Toàn quyền New Zealand vào tháng 8 vừa qua. Bộ trưởng cho rằng, đây là khởi đầu tốt để hai bên trao đổi về các vấn đề cùng quan tâm và thảo luận về phương hướng hợp tác giữa hai nước trong thời gian tới trong các lĩnh vực tài chính.
Bộ trưởng cũng đánh giá cao các thành tựu về phát triển kinh tế - xã hội của New Zealand trong thời gian qua, đặc biệt là việc New Zealand lấy lại được đà phục hồi tăng trưởng sau tác động từ khủng hoảng kinh tế toàn cầu.
Về mối quan hệ hai nước, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng vui mừng vì đà phát triển tốt đẹp, nhất là kể từ khi hai nước nâng cấp quan hệ lên Đối tác toàn diện năm 2009. Với việc ký kết Chương trình hành động Việt Nam-New Zealand giai đoạn 2013-2016, Bộ trưởng tin tưởng rằng quan hệ giữa hai nước sẽ được tăng cường một bước phát triển mới trong thời gian tới để xứng với tiềm năng của hai nước.
Hai đoàn chụp ảnh lưu niệm sau buổi tiếp. |
Trao đổi với ngài Bill English về tình hình kinh tế vĩ mô của Việt Nam thời gian qua, Bộ trưởng cho biết, năm 2012, tăng trưởng GDP của Việt Nam đạt mức 5,03%. Trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế thế giới, 8 tháng đầu năm 2013 Chính phủ Việt Nam đã thực thi nhiều biện pháp hỗ trợ tăng trưởng như: giảm lãi suất, giãn giảm thuế…, thực hiện chính sách tài khóa theo hướng tăng cường quản lý thu, chống thất thu và xử lý nợ đọng thuế, tăng cường quản lý chi NSNN, bảo đảm chặt chẽ, tiết kiệm và hiệu quả.
Tuy nhiên, do độ trễ của chính sách và do tình hình kinh tế thế giới chỉ hồi phục ở mức độ vừa phải nên việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng GDP ở mức 5,5% mà Quốc hội đề ra cho năm 2013 sẽ gặp nhiều thách thức, dự báo chỉ đạt mức khoảng 5,2%.
New Zealand là quốc gia đã khá thành công trong việc phục hồi nền kinh tế trong nước sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu, góp phần vào sự ổn định và bền bỉ của kinh tế khu vực. Vì vậy, Bộ Tài chính mong muốn được học hỏi thêm kinh nghiệm của New Zealand, đặc biệt là về vấn đề cải cách kinh tế trong nước và thực hiện chính sách tài khóa – tiền tệ đồng thời mong muốn Chính phủ New Zealand tiếp tục tăng cường viện trợ cho Việt Nam, đặc biệt thông qua hình thức viện trợ theo chương trình để tăng tính chủ động của Chính phủ Việt Nam trong việc sử dụng có hiệu quả nguồn vốn tài trợ.
Đặc biệt, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng đề nghị hai bên sẽ tiếp tục cụ thể hóa hơn nữa những nội dung, lĩnh vực liên quan đến tài chính trong Chương trình hành động hợp tác giai đoạn 2013-2016 mà Chính phủ hai nước vừa ký kết nói chung và các chương trình hợp tác đã có nói riêng, đảm bảo triển khai thực hiện có hiệu quả vì lợi ích của cộng đồng doanh nghiệp cũng như của Chính phủ hai nước, tiến tới kỷ niệm thiết thực 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao vào 2015.
Đáp lời Bộ trưởng, Phó Thủ tướng Bill English cho rằng sự phát triển của nền kinh tế và đất nước Việt Nam đang thu hút được sự quan tâm của New Zealand, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp, giáo dục, hàng không... Ngài Phó Thủ tướng cảm ơn Việt Nam về những chính sách và sân chơi bình đẳng cho doanh nghiệp New Zealand đang đầu tư làm ăn tại Việt Nam.
Ngài Phó Thủ tướng hy vọng trong thời gian tới 2 nước sẽ tăng cường sự hợp tác hơn nữa trong lĩnh vực tài chính, góp phần vào vào sự hợp tác toàn diện, hiệu quả.
Kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam - New Zealand năm 2012 đạt 600 triệu USD. Với 20 dự án đầu tư tại Việt Nam (tổng vốn đầu tư là 77,8 triệu USD), New Zealand hiện đứng thứ 41/100 trong tổng số các nhà đầu tư vào Việt Nam. Chính phủ hai nước đã nhất trí sẽ nỗ lực đưa kim ngạch thương mại song phương đạt 1 tỉ USD vào cuối năm 2015; khuyến khích doanh nghiệp hai nước đầu tư sang nhau. Về vốn ODA, mức ODA của New Zealand dành cho Việt Nam cũng ổn định và tăng dần theo từng năm. |
Hồng Vân