【du doan ty so bong da hom nay】Kon Tum: Từ dự án xử lý rác thải y tế, hàng tỷ đồng trở thành “bãi phế liệu”

Lần đầu tiên Việt Nam làm chủ công nghệ hấp khử trùng rác thải y tế Kon Tum: Nhiều dự án lớn chậm tiến độ bị "điểm mặt"

Dự án cải tạo hệ thống chất thải y tế do Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kon Tum làm chủ đầu tư,ừdựánxửlýrácthảiytếhàngtỷđồngtrởthànhbãiphếliệdu doan ty so bong da hom nay với kỳ vọng giảm thiểu ô nhiễm mỗi trường, tránh lây lan các mầm bệnh và các nguy hại khác quanh khu vực bệnh viện. Tuy nhiên, sau khi hoàn thành và đi vào hoạt động được vài ngày thì buộc phải tạm dừng hoạt động, gây lãng phí, thất thoát hàng tỷ đồng.

Đầu tư hơn 3 tỷ đồng rồi “bỏ hoang”

Dự án gồm hai hạng mục chính là xây dựng lại toàn bộ hệ thống nước thải từ khu điều trị, làm việc và khu xử lý kỹ thuật về bể thu gom, sau đó xử lý nước theo quy trình xử lý nước thải bằng thiết bị AAO. Hạng mục thứ hai là lắp đặt hai lò đốt rác thải rắn y tế, bao gồm: Lò đốt Chuwastar F-1K số 1 và Chuwastar F-1K số 2.

Dự án được đầu tư hàng tỷ đồng nhằm giải quyết những bất cập về rác thải y tế, nhưng chỉ tồn tại được một thời gian ngắn đã buộc phải dừng hoạt động. Ảnh: Trung Nhật
Dự án được đầu tư hàng tỷ đồng nhằm giải quyết những bất cập về rác thải y tế, nhưng chỉ tồn tại được một thời gian ngắn đã buộc phải dừng hoạt động. Ảnh: Trung Nhật

Hiện nay, tại khu vực lò đốt rác thải y tế đã không còn hoạt động, tại hạng mục lò đốt rác thải rắn y tế, máy móc đã bị hoen rỉ, xuống cấp trầm trọng; hệ thống mái che đã mục nát, tường rào bảo vệ xung quanh đã bị đổ sập; cỏ cây mọc um tùm, che kín hết lối đi; không còn dấu hiệu có thể hoạt động.

Kon Tum: Từ dự án xử lý rác thải y tế, hàng tỷ đồng trở thành “bãi phế liệu”
Lò đốt Chuwastar F-1K số 1 và Chuwastar F-1K số 2 đã bị “hoang hóa” sau một thời gian dài tạm dừng hoạt động. Ảnh: Trung Nhật
Các lò đốt được lắp đặt và đưa vào sử dụng từ năm 2013, đáp ứng theo yêu cầu, quy chuẩn tại QCVN 02:2012/BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường, quy định về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lò đốt chất thải rắn y tế (tổng giá trị hơn 3,1 tỷ đồng), với công suất 20kg/giờ, được lắp đặt năm 2013.

Sau khi được nghiệm thu thiết bị lắp đặt và đưa vào sử dụng được 10 ngày thì các lò đốt này hoạt động không đạt yêu cầu.

Với nguyên nhân là do lò đốt chất thải y tế này hoạt động gây khói bụi, mùi hôi khó chịu làm ảnh hưởng đến đời sống, sức khỏe của người dân sống xung quanh khu vực. Đơn vị đã cho lấy mẫu và tiến hành phân tích, kết quả cho thấy chỉ tiêu bụi và khí CO vượt giới hạn cho phép quy định gây ô nhiễm.

Kon Tum: Từ dự án xử lý rác thải y tế, hàng tỷ đồng trở thành “bãi phế liệu”
Máy móc đã bị hoen rỉ, xuống cấp trầm trọng; hệ thống mái che đã mục nát, tường rào bảo vệ xung quanh đã bị đổ sập; cây cối mọc um tùm, che kín hết lối đi; không còn dấu hiệu có thể hoạt động. Ảnh: Trung Nhật

Để giải quyết thực trạng trên, Bệnh viện Đa khoa tỉnh đã nhiều lần mời đơn vị lắp đặt 2 lò đốt chất thải y tế loại Chuwastar F-1K để bảo trì, khắc phục, sửa chữa. Đồng thời, bệnh viện cũng đã gửi văn bản đến nhiều đơn vị đề nghị khảo sát sửa chữa lò đốt đạt tiêu chuẩn khí thải, nhưng các đơn vị gửi văn bản trả lời không đủ khả năng khắc phục, sửa chữa để lò đốt hoạt động trở lại.

Trách nhiệm thuộc về ai?

Dù dự án cải tạo hệ thống chất thải y tế do Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kon Tum làm chủ đầu tư chỉ mới đi vào hoạt động chính thức ít ngày đã buộc phải tạm ngừng hoạt động do các chỉ số gây ô nhiễm đều vượt quá mức cho phép.

Vụ việc khiến dư luận xã hội “dậy sóng”, hàng loạt câu hỏi được đặt ra về trách nhiệm của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kon Tum (chủ đầu tư dự án) khi thực hiện công tác đánh giá tác động môi trường của dự án. Liệu quy trình đánh giá tác động môi trường có thực sự đầy đủ, chính xác?

Cùng với đó là việc sử dụng ngân sách Nhà nước sai mục đích, không mang lại hiệu quả, cơ chế quản lý còn lỏng lẻo, thiếu minh bạch, đã tạo ra “lỗ hổng” khiến một số cá nhân lợi dụng để trục lợi, làm thất thoát, lãng phí tài sản của Nhà nước, trong khi trách nhiệm quản lý của người đứng đầu bị buông lỏng, thậm chí còn xảy ra tình trạng lợi dụng chức vụ để bòn rút từ các dự án.

Để làm rõ những nghi vấn trên, phóng viên Báo Thanh tra đã nhiều lần liên hệ công tác với Sở Y tế cũng như Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kon Tum, nhưng lãnh đạo các cơ quan vẫn luôn tìm cách tránh né từ chối làm việc cũng như các câu hỏi thuộc thẩm quyền quản lý.

Kon Tum: Từ dự án xử lý rác thải y tế, hàng tỷ đồng trở thành “bãi phế liệu”
Phóng viên đã liên hệ với Sở Y tế tỉnh Kon Tum cũng như Bệnh viện Đa khoa tỉnh, nhưng vẫn chưa nhận được câu trả lời. Ảnh: Trung Nhật

Theo tìm hiểu, UBND tỉnh Kon Tum đã có Văn bản số 2659/UBND-NNTN ngày 26/10/2016 yêu cầu Bệnh viện Đa khoa tỉnh không tổ chức vận hành và đưa vào sử dụng các lò đốt chất thải y tế. Đồng thời, khẩn trương có kế hoạch đầu tư nâng cấp, di dời các lò đốt rác thải y tế gần khu vực dân cư và chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh nếu tiếp tục để xảy ra tình trạng ô nhiễm môi trường tại khu vực Bệnh viện Đa khoa tỉnh.

Ngày 17/9/2018, UBND tỉnh Kon Tom ban hành Quyết định số 1024/QĐ-UBND về việc thực hiện kế hoạch thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn y tế nguy hại theo mô hình cụm trên địa bàn tỉnh Kon Tum (tại 2 cụm: Bệnh viện Đa khoa khu vực Ngọc Hồi và Bệnh viện Y học cổ truyền); tất cả chất thải rắn lây nhiễm phát sinh trên địa bàn thành phố, các trung tâm y tế huyện đều được chuyển đến Bệnh viện Y học cổ truyền - Phục hồi chức năng để thực hiện đốt tập trung.

Có thể nói đây chỉ là một giải pháp tình thế của chính quyền sở tại khi các lò xử lý rác thải y tế Chuwastar F-1K không thể hoạt động trở lại. Từ dự án xử lý rác thải y tế với công suất lớn (20kg/giờ), được đầu tư với ngân sách hàng tỷ đồng, nay bỗng dưng trở thành một “dự án dự phòng” chỉ thực hiện nhiệm vụ khi thiết bị xử lý chất thải y tế của Bệnh viện Y học cổ truyền - Phục hồi chức năng bị quá tải hoặc hư hỏng, bảo trì, bảo dưỡng và gián đoạn hoạt động.

Cúp C2
上一篇:Hải quan Móng Cái (Quảng Ninh) tăng cường kiểm tra, giám sát đối với hàng hóa xuất nhập khẩu
下一篇:Cần ngăn chặn tình trạng "đục nước béo cò" trong dịch Covid