发布时间:2025-01-10 15:47:21 来源:88Point 作者:Cúp C2
Tạo việc làm tại chỗ cho người khuyết tật qua kết nối nhận đơn hàng với cơ sở sản xuất, kinh doanh bên ngoài |
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có khoảng 34 nghìn người khuyết tật (NKT); bao gồm các dạng khuyết tật: Vận động, nghe, nói, nhìn, thần kinh, tâm thần, trí tuệ và khuyết tật khác. Toàn tỉnh có 26.046 NKT nặng và đặc biệt nặng đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng và cấp thẻ bảo hiểm y tế theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế; 953 người khuyết tật được nuôi dưỡng tại các cơ sở bảo trợ xã hội công lập và ngoài công lập.
Tạo cơ hội để NKT có việc làm, tự nuôi sống bản thân, không trở thành gánh nặng cho gia đình, xã hội là vấn đề luôn được các cấp, các ngành và cộng đồng quan tâm. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều rào cản khi thực hiện công tác này. Đến nay, NKT vẫn còn hạn chế trong việc tiếp cận thông tin, phát triển kỹ năng và cơ hội việc làm. Theo nghiên cứu của UNDP và Bộ LĐ-TB&XH năm 2020, khoảng cách có việc làm giữa NKT và người không khuyết tật lớn, tỷ lệ NKT từ 15 tuổi trở lên có việc làm là 36%, trong khi tỷ lệ này ở người không khuyết tật là 60%.
Tham vấn để khởi động dự án phi chính phủ “Tăng cường tiếp cận thông tin và cơ hội việc làm cho NKT thông qua các ứng dụng công nghệ và kỹ thuật số phù hợp” trên địa bàn tỉnh, ông Nguyễn Duy Thông, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh cho rằng, để NKT có cơ hội tìm được việc làm như kết quả dự án mong đợi, các đơn vị chức năng, đơn vị hưởng lợi cần tính đến đào tạo nghề và bố trí công việc, thu nhập ổn định. Cùng với việc hỗ trợ thanh niên khuyết tật biết cách sử dụng các ứng dụng và nền tảng kỹ thuật số, kỹ năng, kiến thức tài chính..., vấn đề quan trọng là phải liên kết, kết nối với doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động để họ có những điều hướng, chính sách tiếp nhận thanh niên khuyết tật vào làm việc.
Ý kiến của ông Nguyễn Duy Thông cũng là trăn trở mà Giám đốc Trung tâm Dạy nghề và Tạo việc làm cho NKT - ông Trần Văn Thành, từng chia sẻ gần đây. Theo ông Thành, nhiều học viên được học tại trung tâm sau khi ra nghề vẫn khó được doanh nghiệp tiếp nhận vào làm việc, vì điều kiện lao động, sinh hoạt không phù hợp, NKT khó tiếp cận. Để giúp các em hòa nhập, tự lập nuôi sống, chăm lo cho bản thân, trung tâm phải bố trí khu vực làm nghề và liên kết nhận đơn hàng từ các cơ sở sản xuất bên ngoài về cho các em gia công tại chỗ.
Cùng với việc hỗ trợ NKT ngoài cộng đồng trong học nghề, tham gia lao động, một số cơ sở bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh cũng đã kết nối, kêu gọi từ các chương trình, dự án, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh chăm lo, tạo các mô hình việc làm phù hợp. Tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh, nhiều NKT thần kinh tâm thần được học nghề làm hàng mã, làm hương, may công nghiệp, đan lưới, đan len... để làm ra các sản phẩm giản đơn, bán ra thị trường. Ngoài ra, trung tâm còn tổ chức cho NKT thần kinh tâm thần tham gia chăn nuôi, trồng rau, làm giá đỗ, khuôn đậu... để phục vụ chất lượng dinh dưỡng bữa ăn hàng ngày. Mới đây, trung tâm đã kết nối được một dự án đào tạo mô hình trồng nấm sò và được đầu tư một lò hấp nấm trên 1.000 phôi.
Những công việc mà NKT tham gia làm không chỉ giúp thể chất khỏe mạnh, tinh thần linh hoạt hơn mà còn tạo ra sản phẩm, thu nhập để nâng cao khả năng tái hòa nhập cộng đồng của NKT.
相关文章
随便看看