【bxh nhật bản】Ô nhiễm môi trường: Thiệt hại 5% GDP hằng năm
作者:Nhận Định Bóng Đá 来源:World Cup 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-10 09:14:07 评论数:
Đây là thông tin được đưa ra tại hội thảo “Các giải pháp tăng trưởng xanh” tổ chức ngày 15/9/2015 tại Hà Nội,ÔnhiễmmôitrườngThiệthạiGDPhằngnăbxh nhật bản do báo Nhân Dân phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức. Hội thảo tập trung thảo luận đánh giá tác động của tình hình môi trường đến tăng trưởng và các giải pháp thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh.
Thiệt đơn, thiệt kép
Theo báo cáo của Ban Kinh tế Trung ương, giữa môi trường và tăng trưởng kinh tế có mối quan hệ hết sức chặt chẽ với nhau. Môi trường bị ô nhiễm sẽ làm suy giảm tăng trưởng kinh tế bởi một phần đầu vào cho tăng trưởng kinh tế được lấy từ môi trường. Số liệu thống kê của Ngân hàng Thế giới (WB) chỉ rõ, tình trạng ô nhiễm môi trường tại Việt Nam gây thiệt hại đến 5% GDP hằng năm. Ngoài khoản thiệt hại chung này, hằng năm Việt Nam còn phải chi ra 780 triệu USD cho công tác chữa trị những chứng bệnh do ô nhiễm môi trường gây nên. Tỷ lệ chi trả để bảo vệ chăm sóc sức khỏe của năm 2010 khoảng 0,3% GDP sẽ tăng lên tới 1,2% GDP năm 2020
Tại hội nghị, các đại biểu cũng cho rằng hoạt động của con người làm ô nhiễm môi trường đã gây ra biến đổi khí hậu (BĐKH) dẫn đến các hiện tượng thiên tai, hạn hán, nước biển dâng... Điều này thể hiện rõ ở Việt Nam khi thiên tai đang ngày càng gia tăng cả về quy mô cũng như chu kỳ lặp lại, từ đó làm mất đi nhiều thành quả của quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Quản lý Trung ương phối hợp với Viện Nghiên cứu phát triển Thế giới và Đại học Copenhaghen (năm 2012) cho thấy, nếu GDP vào năm 2050 của Việt Nam đạt hơn 500 tỷ USD thì thiệt hại do biến đổi khí hậu có thể lên đến khoảng 40 tỷ USD vào năm 2050.
Theo TS. Lương Quang Huy, Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu, Bộ Tài nguyên và Môi trường, một trong những nguyên nhân gây thiệt đơn, thiệt kép đối với nền kinh tế do ô nhiễm môi trường, là mô hình tăng trưởng của Việt Nam hiện nay không còn phù hợp. Để từng bước giải quyết các hạn chế này, chính sách về biến đổi khí hậu, môi trường, phát triển kinh tế ngành cần làm nổi bật tầm quan trọng việc giảm nhẹ phát thải khí nhà kính trên mọi cấp độ của nền kinh tế.
Tăng cường huy động vốn ngoài nhà nước
Trước thực trạng đó, theo các đại biểu, thời gian tới, Việt Nam cần tăng cường huy động nguồn lực tài chính, tăng đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường. Đồng thời, chú trọng hoàn thiện các cơ chế, chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư bảo vệ môi trường
TS. Phạm Hoàng Mai, Vụ trưởng Vụ Khoa học, Giáo dục, Tài nguyên và Môi trường (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho rằng, thời gian tới, chúng ta cần 30 tỷ USD để thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh vào năm 2020, trong đó 70% sẽ từ khu vực ngoài nhà nước; cần 2 đến 6% GDP để khôi phục thiệt hại do biến đổi khí hậu gây ra.
Tuy nhiên hiện nay sự thu hút các thành phần kinh tế tư nhân vào chiến lược này còn hạn chế. Vì vậy, cần hoàn thiện phương thức tiếp cận tài chính cho tăng trưởng xanh, kết nối khu vực tư nhân, hệ thống tín dụng đến nguồn tài chính khí hậu.
Đồng tình với ý kiến cần đa dạng hóa nguồn lực, đại diện Bộ Tài chính cũng nhấn mạnh, cần tăng cường hợp tác công tư nhằm hỗ trợ tốt hơn cho tăng trưởng xanh. Trong bối cảnh nguồn lực ngân sách hạn hẹp, nên tăng cường huy động nguồn vốn của hệ thống ngân hàng, khu vực tư nhân, đặc biệt là nguồn đầu tư nước ngoài cùng với sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế.
Cùng với đó, tích cực thu hút nguồn tài trợ từ các quốc gia, các tổ chức quốc tế và các quỹ để tài trợ cho các dự án liên quan đến tăng trưởng xanh của Việt Nam trên nhiều lĩnh vực như năng lượng tái tạo, tiết kiệm năng lượng; sản xuất sạch hơn và các công nghệ ít phát thải carbon…
Nam Khánh