Hài cốt liệt sĩ được lấy lên rồi đem ra ngoài bờ xoài chôn cất và hương khói phần mộ như người thân của mình. Sự tri ân thầm lặng này đã được ông Võ Đại Phong,ựtrinthầmlặdu doan bong da dem nay ở ấp 9B2, xã Vị Bình, huyện Vị Thủy, thực hiện trong suốt hàng chục năm qua.
Hài cốt liệt sĩ được ông Võ Đại Phong (bìa phải) giữ gìn và chăm sóc trên phần đất gia đình.
Ông Phong sinh ra trong thời điểm đất nước còn chiến tranh, theo gia đình sinh sống ở vùng giải phóng và chuyển về đây (ấp 9B2) định cư từ năm 1970 cho đến nay. Nhờ chí thú làm ăn nên ông tích góp tiền mua được khá nhiều đất canh tác.
Nói về ngôi mộ liệt sĩ được giữ và chăm sóc suốt 27 năm qua, ông Phong thông tin vào năm 1992, được người quen sang lại 6ha vừa đất ruộng và một phần đất vườn bỏ hoang cách nhà 4km.
Theo người dân địa phương, trên phần đất này có 3 mộ liệt sĩ được quy tập trước đó. Khi ông tiến hành khai phá, cải tạo đất thì phát hiện thêm một mộ liệt sĩ nữa nằm gần các mộ trước.
“Với mộ mới phát hiện, sau khi đào lên tôi thấy xương, ni lông và vải quần áo vẫn còn nên khẳng định đó là bộ đội hy sinh. Tôi tìm thật kỹ nhưng không có thông tin về liệt sĩ này”, ông Phong kể.
Sau đó, ông Phong để xương cốt vào trong hũ nhỏ rồi đem ra ngoài bờ xoài nơi cao ráo cải táng. Tuy không biết tên, tuổi, quê quán và thời gian hy sinh nhưng cứ vào dịp lễ, tết, ông Phong đều nấu mâm cơm cúng và thường xuyên quét vôi mộ, dọn cỏ, xem liệt sĩ như người thân của gia đình.
Vào năm 2011, ông dời mộ liệt sĩ này về gần căn nhà giữ vườn để tiện việc coi sóc. Ông Phong cho biết thêm: “Đến tháng 6-2019, Ban Chỉ đạo 515 tỉnh tổ chức quy tập đưa về nghĩa trang liệt sĩ tỉnh và tổ chức lễ cải táng vào 22-12 vừa qua”.
Là người sinh ra trong kháng chiến nên ông cũng phần nào thấu hiểu được sự mất mát, hy sinh của bộ đội và thân nhân. Vì vậy, khi hỏi đến việc hài cốt liệt sĩ được quy tập, ông mừng đến nghẹn lời.
“Liệt sĩ ấy hy sinh đã góp phần cho đất nước có được độc lập như ngày hôm nay, mọi người ai cũng thương tiếc chứ không riêng tôi. Cho nên nhiều năm qua, gia đình chúng tôi chăm sóc, hương khói xem như người thân trong gia đình. Bây giờ anh được về nghĩa trang tỉnh, tôi rất mừng, bởi anh được về sum họp với đồng đội sẽ ấm cúng hơn”, ông Phong bày tỏ.
Việc làm của ông Võ Đại Phong xuất phát từ sự thấu hiểu, đồng cảm đối với liệt sĩ và thân nhân liệt sĩ. Hơn hết là sự tri ân đối với những người đã hy sinh vì Tổ quốc; đúng với truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” biết bao đời nay của dân tộc Việt Nam.
GIA NGUYỄN - VĂN NGUYỄN