Ninh Bình nằm ở phía Nam đồng bằng sông Hồng,ìnhđẩymạnhchuyểnđổisốtronglĩnhvựcnôngnghiệkết quả ligue 2 cách thủ đô Hà Nội hơn 90km. Trong những năm qua, nông nghiệp của địa phương này duy trì khả năng tăng trưởng và đóng góp tích cực cho phát triển và ổn định kinh tế - xã hội của tỉnh.
Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Ninh Bình cho biết, tuy diện tích đất, quy mô sản xuất nông nghiệp của tỉnh Ninh Bình không lớn nhưng sản phẩm nông sản của tỉnh lại phong phú, đa dạng.
Theo đó, được thiên nhiên ban tặng 5 tiểu vùng kinh tế sinh thái gồm: Tiểu vùng đồi núi bán sơn địa, tiểu vùng trũng, tiểu vùng đồng bằng, tiểu vùng ven đô thị và tiểu vùng ven biển nên mỗi tiểu vùng đều có những sản phẩm chủ lực, đặc sản đặc trưng riêng.
Hiện nay, mỗi năm tỉnh sản xuất khoảng 300 nghìn tấn lúa gạo, trong đó chủ yếu là giống đặc sản, chất lượng cao; 180 nghìn tấn rau quả, 47 nghìn tấn thịt lợn hơi, gần 3,7nghìn tấn thịt trâu bò… Ninh Bình nổi tiếng với dứa, diện tích sản xuất chuyên canh tập trung lên tới gần 3.400 ha.
Ngoài ra, sản phẩm thủy sản của tỉnh cũng rất đa dạng bao gồm cả thủy sản nước ngọt và nước mặn, tôm, cua, nhuyễn thể 2 mảnh vỏ… Đến nay, toàn tỉnh có 186 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP. Trong đó có 69 sản phẩm xếp hạng 4 sao, 117 sản phẩm xếp hạng 3 sao.
Đặc biệt, những năm gần đây với nhiều chính sách hỗ trợ thiết thực của tỉnh, bà con nông dân đã đẩy mạnh đầu tư, phát triển sản xuất theo hướng ứng dụng công nghệ cao, sản xuất theo hướng sinh thái, hữu cơ, an toàn, ưu tiên các sản phẩm nông sản truyền thống, đặc hữu, đặc sản.
Để phục vụ công tác chuyển đổi số đối với cơ quan quản lý lĩnh vực nông nghiệp, hàng năm Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh đều tổ chức các khóa tập huấn cho bộ công chức, viên chức. Trong năm 2024, Sở tham gia khóa tập huẩn chuyển đổi số trên nền tảng MOOCs với tổng số trên 130 học viên tham gia.
Các học viên được tập huấn 9 nội dung tìm hiểu về chuyển đổi số, đạt tỷ lệ mỗi nội dung trên 94%.
Đặc biệt từ năm 2017, hệ thống quản lý văn bản và điều hành được sử dụng trong công tác chỉ đạo điều hành của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh được triển khai và ngày càng hoàn thiện. Điều này giúp tiết kiệm thời gian, kinh phí và nhân lực trong hoạt động của Sở.
Đến nay, 100% các đơn vị trực thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Ninh Bình đã triển khai vận hành tốt Hệ thống Quản lý văn bản và điều hành (trừ các văn bản mật), phục vụ cho công việc chuyên môn của đơn vị. Kết quả, đến nay đã có 23 tập thể (các đơn vị trực thuộc Sở) và 158 cá nhân được cấp chứng thư số. Thực hiện nghiêm túc việc gửi, nhận văn bản điện tử có ký số, liên thông 4 cấp.
Trang thông tin điện tử của Sở thường xuyên được cập nhật thông tin về các hoạt động của Sở, của ngành Nông nghiệp. Đây được xem là địa chỉ chính thống, uy tín phục vụ tốt nhất cho doanh nghiệp, người dân tra cứu, tìm kiếm thông tin liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp.
Đặc biệt, Sở NN&PTNN tỉnh Ninh Bình còn tiếp tục triển khai ứng dụng Zalo Official Account của Sở đến cán bộ, công chức, viên chức; zalo kênh: Hỗ trợ nộp hồ sơ trực tuyến cấp Chứng chỉ hành nghề thú y; phục vụ tương tác trực tuyến cho người dân, doanh nghiệp trên thiết bị di động bảo đảm cho thuận tiện cho người dân truy cập, sử dụng và đã tích hợp trên Trang thông tin điện tử của Sở.
Không chỉ chú trọng chuyển đổi số tại cơ quan quản lý, Sở NN&PTNN còn triển khai nhiệm vụ này tới các doanh nghiệp, HTX nông nghiệp trên địa bàn. Theo đó, nhiều HTX đã ứng dụng chuyển đổi số trong hoạt động quản lý, sản xuất, kinh doanh như: ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp thông minh đã được triển khai.
Đáng lưu ý, Sở NN&PTNT tỉnh Ninh Bình đã vận hành hiệu quả Hệ thống cơ sở dữ liệu quản lý nguồn gốc, chất lượng an toàn thực phẩm và kết nối cung cầu nông sản thực phẩm trên địa bàn tỉnh giai đoạn 1(check.ninhbinh.gov.vn).
Kết quả, từ khi vận hành từ tháng 9/2022 đến nay đã hỗ trợ 134 cơ sở tham gia với 348 sản phẩm. Một số sản phẩm nông nghiệp chủ lực, sản phẩm OCOP của tỉnh được hỗ trợ giới thiệu, quảng bá, tiêu thụ trên các sàn thương mại điện tử của tỉnh và một số sàn thương mại điện tử như Voso.vn, Postmart.vn,…
Với những kết quả trên cho thấy, ngành nông nghiệp tỉnh Ninh Bình thời gian qua đang từng bước đưa chuyển đổi số vào trong từng nhiệm vụ phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Góp phần đưa nông nghiệp trở thành bệ đỡ quan trọng của nền kinh tế.
Đình Sơn