Hội đồng Nghiệm thu Nhà nước các công trình xây dựng (Hội đồng TNNN) vừa có thông báo kết quả kiểm tra hiện trường Dự án đường cao tốc Hạ Long - Vân Đồn do Công ty cổ phần BOT Biên Cương là nhà đầu tư. Đối với hồ sơ thiết kế phần đường, khiếm khuyết nổi cộm nhất được Hội đồng chỉ ra là việc công tác thiết kế bản vẽ thi công của một số hạng mục không được thực hiện kịp thời. Hội đồng TNNN đánh giá giải pháp thiết kế móng tường chắn bằng hệ thống cọc khoan nhồi có chiều dài từ 10-20m được đặt trên lớp đất 4C (lớp đất lẫn đá tảng ở trạng thái nửa cứng) tại Km 18+900 mà đơn vị tư vấn đưa vào Dự án là không phù hợp và tối ưu về chi phí. Đặc biệt, cống thoát nước từ tường chắn không được thiết kế dẫn dòng, đổ trực tiếp xuống Tỉnh lộ 326 sẽ gây nguy hiểm cho người và phương tiện lưu thông trên đường. Liên quan đến chất lượng thi công xây dựng, Hội đồng cho rằng một số vị trí thi công trên tuyến chưa đảm bảo tuân thủ quy trình thi công nền đường: công tác thoát nước mặt tạm cho nền đường (cả đào và đắp) và công tác thoát nước ngầm từ taluy dương không đảm bảo (đoạn đâu tuyến Kml+700, Km2+750, Km21+00 và một số vị trí khác trên tuyến); vật liệu đắp nền đường còn lẫn đá mồ côi có kích thước vượt yêu câu và không được loại bỏ. Tại Km6+050, nhà thầusử dụng vật liệu dạng hạt rời rạc đắp nền đường đi qua vùng ngập nước không có đất đắp bao là không phù hợp; không đảm bảo độ dốc mui luyện. Thực tế, một số vị trí có hiện tượng đọng nước như tại Kml+020, Kml+100, Kml+700, Km21+350. Điều đáng quan ngại nữa là việc các nhà thầu tại Dự án chưa tuân thủ quy trình thi công lớp móng cấp phối đá dăm: bề mặt lớp cấp phối đá dăm sau khi thi công có rất nhiều thành phần hạt nhỏ rời rạc trên mặt (đoạn từ Kml7+000-Km 18+000, Km3 6+900, Km42+700). Việc lu cấp phối đá dăm theo vệt, theo các chuyên gia Hội đồng, sẽ không đảm bảo độ chặt tại vị trí tiếp giáp giữa các vệt; bề mặt cấp phối đá dăm sau lu lèn còn lồi lõm (Km6+050, Km3 2+400). Xuất hiện hiện tượng phân tầng tại Km6+050, Km8+100, Kml4+000'Km 15+000. Cá biệt tại Km33+400, có hiện tượng đá dăm bị vỡ trên bề mặt lớp cấp phối đá dăm. “Tại các trạm trộn bê tông nhựa, bê tông xi măng, công tác bảo quản vật liệu không được thực hiện theo quy định như vật liệu không được kê lót, che chắn. Tại trạm trộn bê tông xi măng của Công ty TNHH Hòa Hiệp, cát, đá để lẫn lộn; cốt thép bị rỉ và đặt trực tiếp trên nền đất hay đá dăm được tập kết để phục vụ cho trạm trộn bê tông nhựa của gói thầu 7 bị đọng nước, lẫn đất bấn do phương tiện qua lại, các loại vật liệu có kích thước hạt khác nhau để lẫn lộn”, Hội đồng TNNN đánh giá. Tại các hạng mục cầu, Hội đồng phát hiện một số cầu có hiện tượng dầm ngang kê trực tiếp trên ụ chống động đất. Do đó, gối không làm việc đúng thiết kế và đã xảy ra hiện tượng sứt, vỡ ụ chống xô và dầm ngang (cầu Mông Dương); một số gối cầu có hiện tượng bị nghiêng (cầu vượt dân sinh tại Km27+449, cầu cạn tại Km29+060, cầu Bằng Tẩy 2 và cầu Mông Dương) mặc dù chưa chịu tác dụng của hoạt tải. Điều đáng nói là các tồn tại về chất lượng thi công trên tuyến vẫn đế xảy ra nhiều và một số tồn tại đã được Hội đồng nhắc nhở nhiều lần nhưng chưa được chủ đầu tư khắc phục triệt để. Dự án cao tốc Hạ Long – Vân Đồn gồm 2 phần là cao tốc Hạ Long – Cẩm Hải với tổng chiều dài 53,6km và quốc lộ 18 đoạn Hạ Long – Mông Dương với tổng chiều dài là 31,25km. Dự án được khởi công từ tháng 9/2015. Dự án được khởi công từ tháng 9/2015 với 15 gói thầu (9 gói thầu đường và 6 gói thầu cầu). Trước đó, vào cuối tháng 7/2017, trong quá trình lao lắp dầm biên nhịp số 3 bên phải tuyến cầu Suối Nóng (dự án đường cao tốc Hạ Long - Vân Đồn và cải tạo, nâng cấp quốc lộ 18 đoạn Hạ Long - Mông Dương), do sự cố kích, hạ dầm từ gối tạm vào gối chính đã khiến kích mất ổn định, dầm bị nghiêng và đổ ra phía ngoài, xuống bãi đất trống. |