您现在的位置是:La liga >>正文

【lich bong da cup c1 chau au】Phạt tù, phạt tiền đối với hành vi đầu cơ hàng hóa

La liga861人已围观

简介Đầu cơ, găm hàng, tăng giá các thiết bị y tế, hàng hóa thiết yếu ...

Đầu cơ,ạttphạttiềnđốivớihnhviđầucơlich bong da cup c1 chau au găm hàng, tăng giá các thiết bị y tế, hàng hóa thiết yếu để bảo vệ sức khỏe trong thời điểm xảy ra dịch bệnh là hành vi đáng lên án. Vậy những đối tượng “kinh doanh bất lương” này sẽ phải đối mặt với chế tài nào của pháp luật ?

Lực lượng chức năng tỉnh kiểm tra một cơ sở kinh doanh khẩu trang y tế.

Dịch bệnh có tính chất rất nguy hiểm, vì nó lây lan nhanh, tác động trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng của con người trên diện rộng.

Do vậy, hành vi găm hàng, tăng giá, đầu cơ một số mặt hàng vật tư y tế, kể cả các loại hàng hóa thiết yếu như: khẩu trang, dung dịch sát khuẩn, lương thực, thực phẩm trong thời điểm dịch bệnh được xem là hành vi nghiêm trọng và có thể bị xử lý hành chính lẫn hình sự bởi làm ảnh hưởng lớn tới cộng đồng và công tác phòng ngừa dịch bệnh.         

Thực tế, khi nước ta xảy ra dịch Covid-19, nhiều cửa hàng dược phẩm bán vật tư, thiết bị y tế đã đẩy giá khẩu trang, nước rửa tay lên rất cao. Chính phủ đã vào cuộc chỉ đạo các cơ quan chức năng tăng cường công tác thanh, kiểm tra, xử phạt những cơ sở kinh doanh khẩu trang, nước sát khuẩn trục lợi trong thời điểm dịch bệnh diễn biến phức tạp.

Chỉ tính đến tháng 3 này, cả nước đã có hơn 5.500 vụ việc vi phạm bị xử phạt. Đối với Hậu Giang, từ đầu năm đến nay, các cơ quan chức năng tỉnh cũng đã xử phạt 4 trường hợp cơ sở kinh doanh, cửa hàng có vi phạm.

Hiện Điều 10, khoản 2, Luật Giá năm 2012 quy định: Cấm các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh lợi dụng khủng hoảng kinh tế, thiên tai, địch họa, hỏa hoạn, dịch bệnh và điều kiện bất thường khác; lợi dụng chính sách của Nhà nước để định giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý.

Theo luật gia Trần Thanh Xuyên, Ủy viên Ban Chấp hành Hội Luật gia tỉnh, mặc dù theo Nghị định 177/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giá, thì khẩu trang y tế không thuộc danh mục mặt hàng bình ổn giá hoặc thuộc danh mục hàng hóa được Nhà nước định giá.

Tuy nhiên, hành vi đẩy giá khẩu trang lên cao hay găm hàng khi dịch bệnh đang hoành hành có thể bị xử lý hành chính theo Nghị định 185/2013 của Chính phủ về vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

“Người nào có hành vi lợi dụng tình hình khan hiếm hàng hóa để mua vét, mua gom hàng hóa nhằm bán lại thu lợi bất chính khi thị trường có biến động về cung - cầu, giá cả hàng hóa do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, chiến tranh hoặc diễn biến bất thường khác sẽ bị xử phạt hành chính từ 5-10 triệu đồng”, luật gia Trần Thanh Xuyên cho biết.

Bên cạnh chế tài hành chính đối với các hành vi vi phạm, thì chế tài hình sự cũng được áp dụng với những trường hợp có hành vi đầu cơ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới cộng đồng, đến việc phòng ngừa dịch bệnh được quy định tại Bộ luật Hình sự năm 2015.

Ông Phạm Hoàng Lâm, Phó Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, cho hay Bộ luật Hình sự năm 2015 đã quy định cụ thể về tội đầu cơ tại Điều 196. Theo đó, người nào lợi dụng việc khan hiếm hoặc tạo ra sự khan hiếm giả tạo trong tình hình thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh hoặc tình hình khó khăn về kinh tế mua vét hàng hóa thuộc danh mục mặt hàng bình ổn giá, hoặc thuộc danh mục hàng hóa được Nhà nước định giá nhằm bán lại để thu lợi bất chính thì bị phạt tiền từ 30-300 triệu đồng hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.

Đối với người phạm tội thuộc một trong các trường hợp: Phạm tội có tổ chức; lợi dụng chức vụ, quyền hạn; lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; hàng hóa trị giá từ 1,5-3 tỉ đồng; thu lợi bất chính từ 500 triệu đồng đến dưới 1 tỉ đồng; gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội thì sẽ bị phạt tiền từ 300 triệu đồng đến 1,5 tỉ đồng hoặc phạt tù từ 3-7 năm.

Người phạm tội thuộc một trong các trường hợp: Hàng hóa trị giá 3 tỉ đồng trở lên; thu lợi bất chính 1 tỉ đồng trở lên; tái phạm nguy hiểm thì bị phạt tiền từ 1,5-5 tỉ đồng hoặc phạt tù từ 7-15 năm. Pháp nhân thương mại phạm tội đầu cơ có thể bị xử phạt từ 300 triệu đồng đến 9 tỉ đồng.

Trước tình hình dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp như hiện nay, nếu người dân phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật nêu trên thì cần báo ngay cho cơ quan chức năng hoặc đơn vị quản lý nhà nước tại địa phương. Đồng thời, người dân nên bình tĩnh, cảnh giác trước những thông tin thất thiệt, chưa được kiểm chứng trên các trang mạng xã hội nhằm mục đích tạo ra tình trạng khan hiếm giả, phục vụ việc đầu cơ, găm hàng, trục lợi.

Người dân cũng nên chọn mua các sản phẩm y tế, hàng hóa thiết yếu tại các cơ sở, cửa hàng được cấp phép, có uy tín để tránh mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Bài, ảnh: Đ.BẢO

Tags:

相关文章