Doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ được ngân sách nhà nước hỗ trợ những kinh phí gì?ệphàilòngvớichínhsáchhỗtrợtỷ số c1 châu âu | |
Doanh nghiệp hoa tiêu hàng hải, lai dắt tàu biển đồng loạt giảm giá hỗ trợ doanh nghiệp | |
Bộ Tài chính tiếp tục xây dựng các giải pháp hỗ trợ người dân, doanh nghiệp |
Toàn cảnh Diễn đàn kinh tế trực tuyến: "Đồng hành cùng doanh nghiệp vượt qua đại dịch Covid 19”. |
Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp rất kịp thời và hiệu quả
Đại dịch Covid-19 với những diễn biến rất phức tạp, tốc độ lây lan nhanh thời gian qua đã gây tổn hại lớn về sức khỏe và tính mạng của người dân, ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế - xã hội và mọi mặt của đời sống, đặc biệt là đợt bùng phát thứ 4 tại các địa phương trọng điểm phát triển kinh tế như TPHCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Bình Dương...
Trong bối cảnh đó, DN là khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề. Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, trong 7 tháng đầu năm, trung bình mỗi tháng cả nước có 11.400 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.
Để hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn và thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tái khởi động nền kinh tế đất nước, các chính sách về thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất theo thẩm quyền của Chính phủ đã được triển khai từ tháng 4/2020.
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, hiện Bộ Tài chính đang xây dựng gói hỗ trợ giảm thuế và đang tiến hành lấy ý kiến đối với việc ban hành một số giải pháp về thu ngân sách nhằm hỗ trợ DN, người dân chịu tác động bởi dịch Covid-19 để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Đánh giá về các chính sách hỗ trợ DN thời gian qua, TS. Tô Hoài Nam, thành viên tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về rà soát văn bản quy phạm pháp luật, Tổng Thư ký Hiệp hội DNNVV Việt Nam cho rằng, dịch bệnh bùng phát đã tác động vào mọi mặt hoạt động của DN. Các chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với các DN bị tác động bởi dịch bệnh có thể nói là rất kịp thời và hiệu quả. Theo khảo sát của Hiệp hội, đến 70% DN đánh giá là hài lòng với những chính sách hỗ trợ của Nhà nước.
Tuy nhiên, ông Tô Hoài Nam nhấn mạnh, chính sách hỗ trợ của Nhà nước chỉ “góp phần” giúp DN vượt qua khó khăn chứ không thể đóng vai trò quyết định. “Vấn đề chính vẫn là năng lực nội tại của DN và khả năng phục hồi của nền kinh tế. DN Việt Nam cũng thấu hiểu điều đó nên nhiều đơn vị cũng đã có những phương án chủ động. Đây là một tín hiệu tốt”, ông Nam chia sẻ.
Xét về lâu dài, các chính sách hỗ trợ ngắn hạn khi khó khăn kết hợp với các chính sách dài hơi đã có sẵn sẽ bổ trợ cho nhau để mang đến nguồn lực tốt hơn cho DN. Và những nỗ lực này của Nhà nước là một điều rất ý nghĩa về mặt chính trị. Cộng đồng DN sẽ cảm thấy rằng Chính phủ gần mình, thấu hiểu mình và có thêm niềm tin, nhất là trong những lúc khó khăn như thời điểm hiện tại.
Theo PGS.TS. Lê Xuân Trường, Trưởng Khoa Thuế và Hải quan (Học viện Tài chính), khi dịch bệnh xảy ra, cộng đồng DN đã có những động thái chuyển đổi rất nhanh nhạy để thích ứng với điều kiện mới.
Đặc biệt, nhiều DN Việt Nam đã tiếp cận với tư duy kinh doanh hiện đại là “win-win”, tức là các DN tìm kiếm đối tác để cùng chia sẻ khó khăn cùng tồn tại.
“Tới đây, DN cần phải tiếp tục thay đổi về tư duy kinh doanh, phương thức quản lý DN để phù hợp với điều kiện mới để đảm bảo sự tồn tại trước mắt và sự phát triển trong tương lai”, PGS.TS. Lê Xuân Trường nói.
Đồng thời nhấn mạnh, trên phương diện tận dụng chính sách hỗ trợ từ Nhà nước, với sự hướng dẫn tận tình của cơ quan thuế, phần lớn DN thuộc đối tượng đã thực hiện đúng các thủ tục để được nhận hỗ trợ.
Tuy nhiên, nhiều DN thuộc diện được hưởng hỗ trợ nhưng xét thấy tài chính không quá khó khăn thì lựa chọn thực hiện nghĩa vụ thuế đúng hạn. Đây là động thái đáng quý để chia sẻ khó khăn với Nhà nước khi NSNN còn nhiều gánh nặng.
Các DN cần chủ động nhìn thấy cơ hội trong khó khăn
Phát biểu tại Diễn đàn, GS.TS. Hoàng Văn Cường, Đại biểu Quốc hội, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho rằng, trước tác động của đại dịch, Quốc hội và Chính phủ đã có nhiều quyết sách kịp thời, phù hợp để hỗ trợ người dân, DN vượt qua khó khăn.
Tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV mới đây, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết giao Chính phủ toàn quyền ra quyết định cần thiết để ứng phó kịp thời, phục vụ phòng, chống dịch ngay lập tức, kể cả các vấn đề luật pháp chưa quy định.
Trong bối cảnh NSNN rất hạn hẹp, Chính phủ vẫn dành ra nhiều khoản chi; nhiều chính sách sách miễn, giảm, giãn các khoản thuộc nghĩa vụ phải nộp của người dân, DN; hỗ trợ các hộ kinh doanh mất nguồn thu, hỗ trợ người dân mất việc, hỗ trợ DN trả tiền lương cho người lao động, giảm tiền điện, nước, viễn thông,… là động thái rất đáng trân trọng và áp ứng được những nhu cầu cấp bách.
“Thời gian tới, bên cạnh sự chia sẻ, nỗ lực hỗ trợ của nhà nước, bản thân các DN cũng cần chủ động nhìn thấy cơ hội trong khó khăn. Các DN cần chuyển đổi hướng đầu tư, quy trình công nghệ để “chen chân” được vào những chỗ “đứt gãy” của chuỗi cung ứng, tránh phụ thuộc; nâng cao năng lực của DN để có thể chủ động tham gia vào thị trường thế giới.
Theo bà Nguyễn Thị Thu Hà, Vụ trưởng Vụ Tuyên truyền Hỗ trợ người nộp thuế (Tổng cục Thuế), việc thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ do dịch Covid-19 diễn biến phức tạp ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các DN cũng như ảnh hưởng đến tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước.
Trong bối cảnh đó, để chính sách thuế mới đến được với người nộp thuế, nhất là chính sách gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất theo Nghị định 52/2021/NĐ-CP, Tổng cục Thuế đã chỉ đạo cục thuế các tỉnh, thành phố đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế làm thủ tục gia hạn tiền thuế, tiền thuê đất.
Với nhiều hình thức tuyên truyền phong phú và đa dạng, người nộp thuế có thể dễ dàng tiếp cận chính sách thuế nói chung và chính sách gia hạn về thuế nói riêng.
Ngoài ra, Tổng cục Thuế cũng đã đưa 479 kênh hỗ trợ trực tuyến (hệ thống eTax) vào hoạt động. Do đó, ngoài các buổi hỗ trợ trực tuyến mà các cục thuế đang thực hiện, trong quá trình thực hiện nghĩa vụ thuế, nếu người nộp thuế có bất cứ thắc mắc nào có thể gửi câu hỏi đến cơ quan thuế thông qua kênh hỗ trợ trực tuyến này. Đội ngũ công chức thuế sẽ cập nhật và có phản hồi sớm nhất đến người nộp thuế.
Kết quả cho thấy, tổng số tiền thuế và thu ngân sách đã gia hạn, miễn, giảm và các hỗ trợ theo các chính sách đã ban hành trong năm 2020 đạt khoảng 129.000 tỷ đồng. 7 tháng đầu năm 2021, các chính sách tháo gỡ khó khăn và thúc đẩy sản xuất kinh doanh tiếp tục được Chính phủ và Bộ Tài chính thực hiện. Bộ Tài chính dự kiến các giải pháp này sẽ đạt khoảng 135.000 tỷ đồng hỗ trợ cho người dân, DN. Riêng chính sách giảm, hoãn thuế 27.500 tỷ đồng, gói an sinh xã hội 26.000 tỷ đồng; gói viễn thông 10.000 tỷ đồng; gói vắcnxin 25.200 tỷ đồng; gói điện, nước, phí, chi phí chống dịch hàng chục nghìn tỷ đồng và gói giảm thuế khoảng 20.000 tỷ đồng. |