您现在的位置是:Nhận Định Bóng Đá >>正文

【soi ket qua】Thiếu câu lạc bộ tài tử đúng nghĩa

Nhận Định Bóng Đá555人已围观

简介Bài bản tài tử rất khó đờn, khó hát và không phải ở ...

Bài bản tài tử rất khó đờn,ếuculạcbộtitửđngnghĩsoi ket qua khó hát và không phải ở đâu cũng có người thưởng thức, nên nhiều câu lạc bộ đờn ca tài tử đã chọn hát những bài ca cổ đơn giản, dễ thuộc, dễ hát, nhưng theo người trong nghề, như vậy thì không gọi là “Đờn ca tài tử” được !

Một buổi sinh hoạt tài tử đúng nghĩa rất hiếm hoi được Trường Nghiệp vụ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hậu Giang tổ chức.

Theo thống kê của ngành văn hóa, Hậu Giang hiện có khoảng 100 câu lạc bộ đờn ca tài tử (CLB ĐCTT) với trên 1.000 người tham gia sinh hoạt. Họ tìm đến với nhau để được hòa mình cùng tiếng rao đờn ngọt lịm cùng giọng hát mùi mẫn, làm say lòng bao người.

Đa dạng cách sinh hoạt, nhưng…

Thông thường, các CLB ĐCTT sinh hoạt mỗi tháng một lần. Khi có đám tiệc hay có khách mộ điệu tìm đến, họ có thể thay đổi thời gian sinh hoạt, miễn sau tạo được không khí vui tươi, thoải mái cho những người cùng sở thích. Ông Huỳnh Văn Giữ, thành viên CLB ĐCTT “Ca hát cho ngày mai” ở ấp Bình Thạnh B, phường Bình Thạnh, thị xã Long Mỹ, cho biết: “CLB có rất nhiều người là công chức, viên chức nghỉ hưu, tìm về đây không chỉ thỏa mãn đam mê ca hát, mà còn tâm tình với nhau về cuộc sống, chia sẻ bài thuốc hay giúp mọi người sống vui, sống khỏe. Từng thành viên trong CLB rất chịu khó học bài mới để mỗi lần sinh hoạt có cái để hát, nếu sai cùng nhau sửa, đa phần là các bài vọng cổ đơn giản, dễ hát, dễ thuộc”.

Các CLB ĐCTT thường sinh hoạt theo cách này. Duy chỉ có một vài CLB sinh hoạt đặc biệt hơn, như CLB Hát với nhau ở khu vực 2, phường V, thành phố Vị Thanh. Chị Huỳnh Kim Nhan, Chủ nhiệm CLB, là người tâm huyết với ĐCTT, cải lương, vì thế, không chỉ tạo điểm sinh hoạt, mà chị còn truyền nghề cho những ai yêu thích. Mỗi tuần 3 buổi đều đặn, trước khi bước vào buổi sinh hoạt chính là lúc chị dành ít thời gian để dạy cải lương, các bài bản tài tử cho những ai yêu thích. CLB duy trì như vậy đã hơn 10 năm nay. Chị nói “Sức tôi chỉ làm được có vậy. Tôi luôn muốn tìm và khơi nguồn cho những đam mê, được gặp gỡ và chia sẻ với người có cùng niềm đam mê và quan trọng là tạo được một nơi để những tâm hồn đồng điệu được hòa nhịp. Nhiêu đó thôi, đã tiếp thêm cho tôi sức mạnh để bước tiếp”…

Dù số lượng thống kê khá nhiều, nhưng theo những nghệ nhân có nghề trong lĩnh vực ĐCTT, các CLB hát tài tử thực sự chỉ đếm trên đầu ngón tay. Điều này được họ lý giải rằng: Bài bản tài tử rất khó đờn, khó hát và không phải ở đâu cũng có người thưởng thức. Bởi vậy, không ít người tự dễ dãi với mình, hát những bài ca cổ đơn giản, dễ thuộc, dễ hát và đặc biệt là ở đám tiệc, làm gì có chuyện ca các bài bản tài tử… Điều này đã làm cho những buổi sinh hoạt tài tử đúng nghĩa không còn và nếu ai muốn nghe một chương trình tài tử thật sự, chỉ qua những cuộc thi… Đây là một thực tế buồn và gây hiểu nhầm cho không ít người, bởi các CLB đều mang tên ĐCTT, nhưng sinh hoạt tài tử đúng nghĩa rất hiếm hoi, làm cho những thế hệ kế thừa không biết hát tài tử là như thế nào.

Thắp lửa cho tài tử

Những người chơi và am hiểu ĐCTT ở Hậu Giang có tuổi đời đã cao. Ngay ở các CLB ĐCTT, các thành viên cũng ngoài 40 tuổi, ít có những gương mặt trẻ, cộng với việc họ ít được tiếp cận với những bài bản tài tử đúng nghĩa, nên việc truyền nghề đang gặp không ít khó khăn. Nghệ nhân Đoàn Văn Tổng, 82 tuổi, ở thị xã Long Mỹ, có đến hơn 50 năm gắn bó với tài tử, chia sẻ, mấy chục năm nay, ông đã cần mẫn ghi chép bài bản tài tử, cải lương, cách đờn, cách hát mà ông biết để ai muốn học là ông sẵn lòng. Còn nghệ nhân Hoàng Tân (thị xã Ngã Bảy) lại đang tập hợp những người biết đờn và ca tài tử để tổ chức sinh hoạt và truyền nghề. Ông nói: “Nếu tôi không làm vậy, mấy đứa nhỏ sau này làm gì biết hát tài tử”.

Ông Phạm Thành Chung, Giám đốc Trung tâm Văn hóa tỉnh Hậu Giang, chia sẻ: “Trong khả năng của mình, tôi chỉ đạo đến được các trung tâm văn hóa, thông tin và thể thao huyện, thị, thành tổ chức những buổi sinh hoạt tài tử đúng nghĩa. Còn lại các CLB ở xã, ấp, đa phần họ tự sinh hoạt”, cũng theo ông Chung, cách duy trì ĐCTT hay nhất là nên mở lớp thường xuyên, đặc biệt là tổ chức hội thi đờn ca cấp tỉnh 2 năm 1 lần, để mọi người cùng hát lại những bài bản tài tử, phát hiện và chăm bồi cho những hạt nhân mới.

Tỉnh Hậu Giang đã ban hành Đề án Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể nghệ thuật đờn ca tài tử Nam bộ trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2015-2020 với phân kỳ thực hiện từng giai đoạn cụ thể. Tuy nhiên, kinh phí để thực hiện xem chừng vẫn còn khó khăn, nên 2 năm nay, chỉ có 2 lớp tập huấn ĐCTT do Trường Nghiệp vụ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức, dành cho những nghệ nhân đờn và ca, mỗi lớp khoảng 20 ngày. Hiện tại, các CLB ĐCTT ở cơ sở vẫn mang tính tự phát, tự thân vận động, thích thì tập hợp lại, hùn tiền với nhau để mua trà, bánh cho mỗi lần sinh hoạt. Điểm gắn kết ở họ chính là yêu thích ĐCTT, dù rằng với nhiều thành viên trong CLB, đờn và ca đúng bài bản tài tử vẫn là điều họ hướng đến.

Đã đến lúc phải nghĩ tới chuyện đưa tài tử vào trường học

Nhiều lần đến Hậu Giang truyền nghề, giảng dạy và tìm hiểu về ĐCTT, TS.Mai Mỹ Duyên, nguyên giảng viên Khoa sau đại học, Trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh, tác giả của nhiều cuốn sách nghiên cứu về tài tử Nam bộ, cho rằng: “Hậu Giang đã có sẵn phong trào ĐCTT và sở hữu khá nhiều những người chơi tài tử tài năng. Họ chính là những người truyền nghề hiệu quả nhất, mà mình chưa phát huy được. Ngoài việc duy trì phong trào và truyền nghề, còn phải đào tạo một lớp công chúng yêu tài tử. Đã đến lúc phải nghĩ tới chuyện đưa tài tử vào trường học, để các em làm quen với nhạc cụ, tập đờn và ca những bài bản đơn giản, đây là điều quan trọng và lâu dài, tôi nghĩ Hậu Giang nói riêng, các tỉnh, thành phía Nam nói chung nên nghiên cứu, để ĐCTT tiếp tục đi sâu vào đời sống cộng đồng và được nuôi dưỡng bởi những thế hệ tiếp sau am hiểu và yêu hơn môn nghệ thuật độc đáo này”.

 

Bài, ảnh: THẢO HƯƠNG

Tags:

相关文章