Trong ngày 12 và 13/8,ângcaokỹnăngtuyêntruyềnxâydựngđiệnhạtnhânchophóngviêbd kq a tại Ninh Thuận, 70 phóng viên thuộc các cơ quan báo chí Trung ương và các tỉnh Ninh Thuận, Khánh Hòa, Lâm Đồng đã được các diễn giả trang bị kiến thức và nâng cao kỹ năng tuyên truyền xây dựng điện hạt nhân. Theo Cục Báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông, mục đích của lớp tập huấn này nhằm giúp cho phóng viên các cơ quan báo chí hiểu rõ, đầy đủ, chính xác về điện hạt nhân, các vấn đề liên quan đến điện hạt nhân; tình hình phát triển triển điện hạt nhân tại Việt Nam; từ đó nâng cao kỹ năng thông tin tuyên truyền về xây dựng điện hạt nhân ở Việt Nam trên các phương tiện thông tin đại chúng. Phóng viên báo đài sẽ được nâng cao kỹ năng tuyên truyền xây dựng điện hạt nhân. Ảnh Thu PhươngTại đây, các học viên được tập huấn một cách có hệ thống về tình hình phát triển điện hạt nhân thế giới và những bài học rút ra từ sự cố hạt nhân Fukushima ở Nhật Bản; quá trình nghiên cứu, chuẩn bị, phát triển cơ sở hạ tầng điện hạt nhân ở Việt Nam; về an toàn điện hạt nhân; thông tin, tuyên truyền về phát triển điện hạt nhân và tình hình triển khai Dự án xây dựng nhà điện hạt nhân ở Ninh Thuận... Theo Tiến sĩ Hoàng Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Năng lượng nguyên tử, Bộ Khoa học và Công nghệ từ sau sự cố hạt nhân Fukushima ở Nhật Bản, một số nước tuyên bố sẽ từ bỏ điện hạt nhân (Đức, Bỉ), nhưng nhiều quốc gia khác như Mỹ, Nga, Pháp, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc vẫn tiếp tục chương trình điện hạt nhân, vẫn đang tiếp tục các dự án đã khởi công, hoặc phê duyệt mới dự án xây dựng các tổ máy. Tính đến ngày 13/3/2014, trên thế giới có 32 nước có nhà máy điện hạt nhân với 435 tổ máy đang vận hành, với tổng công suất 372 Gwe; 72 tổ đang xây dựng và 2 tổ máy đang trong kế hoạch dừng dài hạn (1 tổ máy ở Nhật Bản và 1 tổ máy ở Tây Ban Nha). Còn theo ông Phạm Quang Trung, Phó Cục trưởng Cục Năng lượng nguyên tử - Bộ khoa học và Công nghệ, sau quá trình nghiên cứu, Việt Nam có chủ trương xây dựng một chương trình điện hạt nhân dài hạn để đáp ứng nhu cầu về năng lượng cho sự phát triển kinh tế- xã hội và nâng cao đời sống nhân dân. Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận là một quyết sách khởi đầu có ý nghĩa quan trọng, là tiền đề cho các dự án điện hạt nhân tiếp theo. Tuy nhiên, Điện hạt nhân là một ngành kinh tế kỹ thuật với công nghệ cao, phức tạp và nhạy cảm về mặt an toàn; sự chấp nhận của công chúng là điều kiện cốt yếu và tiên quyết để phát triển điện hạt nhân và ứng dụng năng lượng hạt nhân ở mỗi quốc gia. Với Việt Nam là một nước đang bắt đầu xây dựng điện hạt nhân, việc tổ chức, thực hiện hoạt động thông tin, tuyên truyền điện hạt nhân trong cả nước một cách đồng bộ, thống nhất, phù hợp với yêu cầu của lộ trình xây dựng các nhà máy điện hạt nhân ở Việt Nam, từ đó tạo ra sự chấp thuận trong các tầng lớp nhân dân, hình thành văn hóa an toàn trong cộng đồng người có trách nhiệm xây dựng vận hành nhà máy điện hạt nhân, cũng như tạo sự đồng thuận chung trong toàn xã hội là việc làm có ý nghĩa, góp phần quan trọng cho việc phát triển thành công, an toàn và bền vững của chương trình điện hạt nhân… Thu Phương Bước tiến mới cho điện hạt nhân Việt Nam |