【ban ket cup c1】Điều gì giúp thu nội địa về đích sớm 1 tháng so với kế hoạch?

时间:2025-01-13 08:07:25来源:88Point 作者:Nhận Định Bóng Đá

Thu từ chứng khoán,Điềugìgiúpthunộiđịavềđíchsớmthángsovớikếhoạban ket cup c1 ngân hàng, bất động sản tăng

Như đã thông tin, thu ngân sách nhà nước 11 tháng năm 2021 do cơ quan Thuế quản lý đạt gần 1.180 nghìn tỷ đồng, bằng 105% so với dự toán, bằng 108% so cùng kỳ. Trong đó, thu từ dầu thô ước đạt 38.104 tỷ đồng, bằng 164,2% so với dự toán, bằng 120% so với cùng kỳ; thu nội địa ước đạt 1.135.587 tỷ đồng, bằng 103,8% so với dự toán, bằng 107,1% so với cùng kỳ năm 2020.

Trước kết quả thu ngân sách trên đây, nhiều người đã đặt ra câu hỏi rằng, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, nhiều tỉnh, thành phố đã phải thực hiện giãn cách xã hội, điều này đồng nghĩa với việc nhiều doanh nghiệp cũng phải tạm ngừng sản xuất, kinh doanh để chống dịch, vậy tại sao thu ngân sách vẫn về đích sớm so với kế hoạch đề ra?

Để trả lời câu hỏi này, chúng ta cần nhìn lại tình hình thu ngân sách những tháng đầu năm 2021. Qua tổng hợp số thu ngân sách của Tổng cục Thuế cho thấy, thu ngân sách từ tháng 1 đến tháng 7/2021 đạt kết quả khả quan, dù dịch bệnh Covid-19 đã có những diễn biến phức tạp ngay từ những ngày đầu năm và bùng phát mạnh vào tháng 4/2021.

Các chính sách hỗ trợ về thuế, phí đã góp phần hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn. Ảnh: Nhật Minh
Các chính sách hỗ trợ về thuế, phí đã góp phần hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn. Ảnh: Nhật Minh

Phân tích về số thu những tháng đầu năm tăng khá, Tổng cục Thuế cho biết, do tình hình kinh tế hồi phục từ những tháng cuối năm 2020 duy trì cho đến nửa đầu năm 2021 và tăng thu đột biến từ một số nguồn thu do được hưởng lợi từ các chính sách tài khóa, tiền tệ mà Chính phủ đã triển khai thực hiện trong năm 2020, trong đó một số ngành tăng trưởng khá như: ngân hàng, chứng khoán, bất động sản...

Kinh tế những tháng cuối năm 2020 hồi phục khá, cộng với việc thực hiện chính sách giảm 50% lệ phí trước bạ đối với xe ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước đến hết ngày 31/12/2020, dẫn đến lượng xe ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước tiêu thụ trong tháng 12/2020 gấp 2 lần so với cùng kỳ (theo quy định sẽ kê khai, nộp thuế TTĐB trong tháng 1/2021), dẫn đến số thu ngân sách từ tiêu thụ xe ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước tăng 47,1% so với cùng kỳ, tương đương khoảng 11.200 tỷ đồng... Nếu loại trừ các yếu tố chính sách gia hạn thuế và những khoản tăng thu đột biến nêu trên, thì tổng thu do cơ quan thuế quản lý 7 tháng đầu năm 2021 tăng 1,3% so với cùng kỳ, trong đó số thu từ thuế, phí nội địa tăng 2,4%.

Chính sách gia hạn đã phát huy tác dụng

Cùng với đà tăng trưởng của quý III, quý IV năm 2020 đã giúp các doanh nghiệp có nguồn thu tăng, đóng góp cho ngân sách vào những tháng đầu năm 2021, thì chính sách gia hạn về thuế và tiền thuê đất, chính sách giảm thuế cũng đã giúp cho các doanh nghiệp sớm ổn định sản xuất, kinh doanh, đóng góp nguồn thu cho ngân sách nhà nước.

Những chính sách hỗ trợ về thuế phải kể đến như: Nghị định số 52/2021/NĐ-CP về gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất trong năm 2021; Nghị quyết số 406/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Nghị định số 92/2021/NĐ-CP ngày 27/10/2021 của Chính phủ về việc giảm 30% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của năm 2021.

Ngoài ra, miễn thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng và các loại thuế khác phải nộp. Giảm thuế giá trị gia tăng kể từ ngày 1/11/2021 đến hết ngày 31/12/2021 đối với các hàng hóa, dịch vụ như: dịch vụ vận tải; dịch vụ lưu trú; dịch vụ ăn uống; dịch vụ của các đại lý du lịch, kinh doanh tour du lịch và các dịch vụ hỗ trợ, liên quan đến quảng bá và tổ chức tour du lịch...

Có thể nói, những chính sách hỗ trợ về thuế, phí, tiền thuê đất cùng với các giải pháp khác mà Chính phủ đã ban hành đã giúp cho cộng đồng doanh nghiệp, người nộp thuế vượt qua khó khăn của dịch bệnh, sớm ổn định sản xuất, kinh doanh trở lại và có nguồn thu, từ đó có nguồn tài chính để nộp ngân sách nhà nước.

Điều này thể hiện ở số thu ngân sách tháng 11/2021 đạt khá. Cụ thể, số thu do cơ quan thuế quản lý tháng 11/2021 ước đạt 109.800 tỷ đồng, bằng 9,8% dự toán, bằng 112,7% cùng kỳ. Trong đó, thu từ dầu thô ước đạt 4.500 tỷ đồng, bằng 19,4% dự toán; thu nội địa ước đạt 105.300 tỷ đồng, bằng 9,6% dự toán, bằng 110,5% cùng kỳ. Cũng trong tháng 11/2021, cơ quan thuế dự kiến thu tiền thuế GTGT đã hết thời gian gia hạn khoảng 6.190 tỷ đồng, thu gia hạn tiền thuê đất khoảng 2.552 tỷ đồng, số thuế miễn, giảm khoảng 2.000 tỷ đồng.

Ngoài ra, số thu thuế, phí nội địa đạt khá so với dự toán và vượt so với số đã báo cáo Quốc hội do việc thực hiện theo quy định tại Nghị định số 126/2020/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Quản lý thuế, các doanh nghiệp đã thực hiện tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) trong 3 quý đầu năm 2021 tăng cao (ước tính số thuế TNDN tạm nộp khoảng 51.600 tỷ đồng) để đảm bảo không thấp hơn 75% số thuế TNDN dự kiến phải nộp của năm 2021. Nếu loại trừ khoản thu này thì thu thuế, phí nội địa tăng 1,4% so với cùng kỳ.

Quản lý chặt hoạt động kinh doanh thương mại điện tử

Mặc dù thu ngân sách đã về đích trước 1 tháng so với kế hoạch, tuy nhiên để đảm bảo thu đúng, thu đủ vào ngân sách nhà nước, ngành Thuế sẽ đẩy mạnh công tác quản lý thu trên nền tảng số, đẩy mạnh triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý thuế, đẩy mạnh điện tử hóa trên phạm vi cả nước ở tất cả các khâu quản lý thuế để hỗ trợ hoạt động kinh doanh của người nộp thuế. Cùng với đó, cơ quan thuế đẩy mạnh triển khai áp dụng hoá đơn điện tử tại các địa phương, góp phần thay đổi phương thức quản lý hóa đơn, tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp và tạo thuận lợi trong quản lý thuế.

相关内容
推荐内容