【hạng 5 đức】Sẽ không nhân nhượng nếu CTCK không tách bạch tài khoản
Phòng ngừa "rủi ro đạo đức" tại các CTCK
Ông Phạm Hồng Sơn,ẽkhôngnhânnhượngnếuCTCKkhôngtáchbạchtàikhoảhạng 5 đức Vụ trưởng Vụ Quản lý kinh doanh, UBCKNN cho biết, đến nay đã có trên 60% CTCK thực hiện tách bạch tài khoản tiền gửi của khách hàng. Từ nay đến hạn chót là ngày 15/1/2014, cơ quan quản lý sẽ kiểm tra rất chặt tiến độ thực hiện, và yêu cầu các công ty chứng khoán phải báo cáo cụ thể. Nếu đến thời hạn trên, các công ty chứng khoán không thực hiện việc tách bạch tài khoản tiền gửi khách hàng sẽ ngay lập tức bị xem xét để có biện pháp xử lý nghiêm, thích hợp.
|
Theo quy định tại Thông tư số 210, các CTCK buộc phải thực hiện quản lý tách bạch tài khoản tiền gửi của khách hàng theo hai hình thức. Khách hàng sẽ mở tài khoản trực tiếp tại ngân hàng thương mại do CTCK lựa chọn, để quản lý tiền giao dịch chứng khoán.
Hoặc, các CTCK có thể đưa ra lựa chọn thứ hai là: công ty mở tài khoản chuyên dụng tại ngân hàng thương mại để quản lý tiền gửi giao dịch chứng khoán của khách hàng. Tài khoản chuyên dụng phải mở riêng biệt và tách bạch với các tài khoản khác của CTCK.
Theo quy định tại Thông tư 210, CTCK có trách nhiệm thiết lập hệ thống kế toán để quản lý tiền gửi của từng nhà đầu tư. CTCK có nghĩa vụ xác định rõ số dư (nếu có) tại mọi thời điểm của từng khách hàng và cung cấp sao kê chi tiết số dư tiền (nếu có) của từng khách hàng bất cứ lúc nào theo yêu cầu của khách hàng hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Đồng thời, CTCK có trách nhiệm đảm bảo thực hiện mọi yêu cầu rút, chuyển tiền của khách hàng trong phạm vi số dư tiền của khách hàng khi khách hàng không còn nghĩa vụ phải trả đối với CTCK. CTCK không được nhận ủy quyền của khách hàng thực hiện chuyển tiền nội bộ giữa các tài khoản của các khách hàng.
Thông tư còn quy định, trước 16h thứ hai hàng tuần hoặc ngày làm việc đầu tiên của tuần, CTCK có tài khoản chuyên dụng phải báo cáo UBCKNN số lượng khách hàng, số dư tiền của khách hàng tại tài khoản chuyên dụng của CTCK mở tại ngân hàng thương mại.
Ủy ban Chứng khoán cho rằng, vấn đề tách bạch tài khoản tiền gửi của khách hàng trở nên cấp bách sau những vụ việc CTCK lợi dụng tài khoản, thậm chí là chiếm đoạt tiền gửi của khách hàng cho các mục đích khác sau đó mất khả năng thanh toán. Cơ quan quản lý nhà nước đã yêu cầu các CTCK triển khai ngay việc tách bạch tài khoản, nhưng vẫn có nhiều ý kiến phản ánh yêu cầu như vậy có thể gây khó khăn cho cả khách hàng lẫn CTCK, làm giảm tốc độ giao dịch.
Tuy nhiên, việc tách bạch tài khoản được xem là biện pháp phòng ngừa rủi ro đạo đức tại các CTCK. Do vậy, ông Phạm Hồng Sơn khẳng định, cơ quan quản lý sẽ làm rất chặt để đảm bảo an toàn trong hoạt động thanh toán bù trừ.
“Chúng tôi đã chỉ đạo Trung tâm Lưu ký chứng khoán, bất kỳ CTCK nào dù chỉ một lần thiếu khả năng thanh toán là sẽ xem xét đình chỉ ngay. Bởi, nếu chỉ một công ty thiếu khả năng thanh toán cũng có thể ảnh hưởng đến các công ty khác hoặc cả hệ thống. Thị trường chứng khoán là sân chơi chung, phải đảm bảo an toàn cao nhất” – ông Sơn nhấn mạnh.
Công ty chứng khoán sẽ bị phạt từ 150 - 200 triệu đồng nếu không thực hiện tách bạch tài khoản khách hàng. Ảnh: Duy Thái |
Được biết, theo quy định tại Khoản 4, Điều 21, Nghị định 108 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán: các CTCK sẽ bị phạt tiền từ 150 triệu đồng đến 200 triệu đồng nếu không xây dựng hệ thống quản lý tách bạch tiền của khách hàng hoặc không quản lý tách bạch tiền gửi giao dịch chứng khoán của từng khách hàng hoặc không quản lý tách bạch tiền của khách hàng với tiền của CTCK; trực tiếp nhận và chi trả tiền giao dịch chứng khoán của khách hàng; nhận ủy quyền của khách hàng thực hiện chuyển tiền nội bộ giữa các tài khoản của khách hàng.
Ngoài ra, các công ty sẽ phải chịu thêm hình phạt bổ sung như: đình chỉ hoạt động kinh doanh, dịch vụ chứng khoán của CTCK trong thời hạn từ 1 tháng đến 3 tháng.
Ông Phạm Hồng Sơn còn cho biết thêm, hiện tại khung pháp lý cho việc quản lý rủi ro cho các CTCK đã cơ bản xây dựng xong. Ủy ban đã ban hành bộ tiêu chuẩn CAMEL và tiến hành xếp loại thử số liệu báo cáo kiểm toán 6 tháng đầu năm của các CTCK. Có thể số liệu chưa thực sự chính xác lắm, nhưng đánh giá chung có khoảng 20% công ty quản trị rủi ro còn kém, 70% ở mức trung bình khá và chỉ có khoảng 10% là tốt (độ rủi ro ít, rủi ro nhất).
Kinh doanh của CTCK vẫn gặp khó...
Theo đánh giá và số liệu từ Sở GDCK Hà Nội (HNX), hoạt động kinh doanh trong 2 năm qua của các CTCK vẫn gặp nhiều khó khăn. Cụ thể, tổng doanh thu trong 9 tháng đầu năm đạt 5.513 tỷ đồng, bằng 59,3% doanh thu của năm 2012. Doanh thu có sự phân hóa lớn, khi chỉ tập trung vào các công ty có lượng khách giao dịch lớn. Trong 9 tháng đầu năm, top 10 CTCK có doanh thu lớn nhất đạt hơn 3.000 tỷ đồng, chiếm hơn 56,5% tổng doanh thu; top 10 CTCK doanh thu môi giới lớn nhất đạt gần 602 tỷ đồng, chiếm tới hơn 60% toàn hệ thống. Trong khi đó, 52 CTCK đứng cuối bảng có doanh thu môi giới chỉ đạt hơn 85,7 tỷ đồng, chiếm hơn 8,6%.
Doanh thu khác của các CTCK trong 9 tháng năm 2013 đạt 2.437,4 tỷ đồng, chiếm hơn 44% tổng doanh thu. Doanh thu khác đến chủ yếu từ hoạt động tài chính như margin, dịch vụ ngân hàng đầu tư.
Về con số lợi nhuận, nếu như năm 2012 là 30/92 CTCK thua lỗ, thì 9 tháng năm 2013 con số này đã nâng lên là 41/92. Có 52/92 công ty có lợi nhuận chưa phân phối âm, trong đó có 7 CTCK có lỗ lũy kế trên 50% vốn điều lệ. Mặc dù doanh thu giảm, nhưng các CTCK đã cắt giảm mạnh chi phí nên lợi nhuận sau thuế năm 2012 đạt 1.086 tỷ đồng và 9 tháng đầu năm đã tăng lên 1.489 tỷ đồng. Chỉ số ROE bình quân 9 tháng năm 2013 đạt 4,18%, tăng so với năm 2012 là 0,86%.
Cũng theo đánh giá từ HNX, do hoạt động kinh doanh khó khăn đã khiến việc tái cấu trúc diễn ra mạnh mẽ, thể hiện qua việc cắt giảm nhân sự, đóng cửa chi nhánh, phòng giao dịch, rút bớt nghiệp vụ kinh doanh (kể cả môi giới); tự nguyện chấm dứt thành viên; tiến hành hợp nhất (MBS và VIT là một ví dụ điển hình).
Trong năm 2012 và 9 tháng năm 2013, đã có 32 chi nhánh và 30 phòng giao dịch phải đóng cửa, trong khi đó chỉ có thêm 7 chi nhánh và 5 phòng giao dịch mới được thành lập. Số chi nhánh và phòng giao dịch tại các thành viên của HNX tính đến ngày 31/10/2013 lần lượt là 144 và 48. Tính đến 31/10/2013, số lượng nhân viên tại các CTCK thành viên HNX đã giảm 57 người (6.192 người) so với cùng thời điểm năm 2012./.
Duy Thái
相关推荐
- Việt Nam is an important country to Australia: diplomat
- Cục CSGT: Nhiều ý kiến mong muốn giữ nguyên mức phạt vi phạm nồng độ cồn
- Lái xe ngược chiều trên cao tốc phải bị trừ hết 12 điểm trên giấy phép lái xe
- Bão số 2 gây mưa tầm tã ở miền Bắc, thời tiết đến cuối năm còn khắc nghiệt
- TP.HCM công bố lộ trình ít nguy cơ kẹt xe dịp lễ 2/9
- Bộ trưởng Quốc phòng tặng cờ Tổ quốc cho con gái chiến sĩ Việt Nam trên đất Nga
- Xét xử hai cựu Cục trưởng Cục Đăng kiểm và hơn 250 người
- 2 nội dung tài xế có thể phải thi lại khi giấy phép lái xe ô tô bị trừ hết điểm