Đường hư hỏng do "sa mạc hóa"
Sau loạt bài VietNamNet phản ánh hiện trạng xuống cấp của đường Tà Lèng - Mường Phăng (TP Điện Biên Phủ,óChủtịchĐiệnBiênnêucôngvàtộicủanhàthầuxâyđườngtrămtỷxuốngcấlịch thi đấu giao hữu câu lạc bộ tỉnh Điện Biên), ông Vừ A Bằng đã lên tiếng thông tin những nội dung liên quan.
Ông Vừa A Bằng cho biết: Theo dự kiến ban đầu, đường Tà Lèng - Mường Phăng được thi công từ năm 2014, tuy nhiên đến năm 2019 mới chính thức khởi công. Kinh phí sử dụng từ nguồn vốn vay của Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB). Dự án gặp phải sức ép lớn về tiến độ thi công do nguồn vốn và thời gian giải ngân.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên Vừ A Bằng khẳng định: Việc nâng cấp và mở rộng tuyến đường Tà Lèng - Mường Phăng đã tạo điều kiện thuận cho người dân trong vấn đề đi lại, phát triển kinh tế, giao thương buôn bán và giao lưu với các vùng miền khác. Đồng thời, con đường cũng là 'sợi chỉ' kết nối văn hóa, du lịch. Do đây là trục đường chính kết nối Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ với các quần thể di tích chiến trường Điện Biên Phủ.
Mặc dù có ý nghĩa đặc biệt nêu trên, nhưng trong quá trình triển khai dự án đã xảy ra những tồn tại mà đến nay vẫn chưa khắc phục xong. Cụ thể, ông Bằng đề cập đến việc công trình xuất hiện nhiều vị trí xuống cấp nghiêm trọng, có đoạn bị xói lở; UBND tỉnh từng nhiều lần chỉ đạo chủ đầu tư nghiêm túc thực hiện nhiều nội dung liên quan.
"Tôi nhận nhiệm vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh năm 2020; việc đầu tiên khi nhận nhiệm vụ, tôi đã trực tiếp đi kiểm tra, đôn đốc việc khắc phục những tồn tại của dự án đường Tà Lèng - Mường Phăng", ông Bằng nói và cho biết đây là nhiệm vụ được Tỉnh ủy, UBND tỉnh đặc biệt quan tâm, giám sát.
Đề cập đến nguyên nhân khiến tuyến đường nêu trên xuống cấp nghiêm trọng dù chưa bàn giao cho Sở GTVT - ông Bằng nhấn mạnh đến yếu tố khách quan là do địa chất nơi thực hiện dự án.
"Khi đánh giá khảo sát tuyến đường, chúng tôi phát hiện ra vấn đề sa mạc hóa đất, địa chất ở dưới tầng phủ. Anh em khoan theo quy định cấp đường thì khoan còn chưa đến tầng này, nhưng khi máy móc ủi xuống đến dưới mới thấy toàn cát, nó là sa mạc hóa. Thế nên cứ mưa xuống là trôi, chính vì thế khi anh em thi công vẫn đảm bảo theo hồ sơ thiết kế nhưng cứ mưa xuống là bắt đầu xói dưới lên. Tôi đã mời đại diện ngân hàng ADB lên xác nhận việc này, xin xử lý thông qua nguồn vốn của ADB còn dư bằng việc bổ sung rãnh dọc", ông Vừ A Bằng nói.
Ngoài ra, theo lãnh đạo UBND tỉnh Điện Biên, quá trình thi công tuyến đường Tà Lèng - Mường Phăng, phía tỉnh đối mặt với sức ép lớn về tiến độ giải ngân. Có thời điểm sắp đến hạn tiến độ nhưng vì lý do khách quan chưa thể hoàn thành, tỉnh đã làm việc với đại diện Ngân hàng ADB, xin gia hạn đến 30/6/2021 và được họ đồng ý.
"Sau khi Ngân hàng ADB thống nhất gia hạn, Tỉnh ủy ra chủ trương, HĐND tỉnh ban hành nghị quyết, sau đó UBND tỉnh đôn đốc hoàn thiện và có phương án thống nhất triển khai dự án. Chúng tôi xác định, nếu đến ngày 30/6/2021 không thể hoàn thiện thì phải chấp nhận bị thu hồi vốn, tỉnh phải bỏ ngân sách ra. Với điều kiện của một tỉnh nghèo, nếu để xảy ra việc thu hồi vốn thì sẽ diễn ra tình trạng đã nghèo lại còn nghèo hơn", ông Vừ A Bằng chia sẻ.
"Công, tội" của nhà thầu
VietNamNet đặt câu hỏi về trách nhiệm của các bên liên quan khi để con đường xuống cấp nghiêm trọng, ông Vừ A Bằng cho rằng trách nhiệm thuộc về chủ đầu tư và nhà thầu thi công.
Theo ông Bằng, UBND tỉnh là đơn vị quản lý chung đã rất trách nhiệm trong việc đôn đốc các đơn vị triển khai dự án đúng kế hoạch, tiến độ đề ra. Từ chỉ đạo của UBND tỉnh, các Sở liên quan đã tổ chức họp, đưa ra những giải pháp thi công cụ thể.
"Khi tôi về nhận nhiệm vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh, dự án cơ bản đã thi công xong và trình thủ tục quyết toán. Tuy nhiên, sau đó như đã trao đổi về những nguyên nhân khách quan, tôi có trách nhiệm đôn đốc quyết liệt các đơn vị liên quan", ông Vừ A Bằng nói.
Đề cập đến trách nhiệm của chủ đầu tư là Sở VH-TT-DL, ông Bằng cho rằng đơn vị này chưa làm tròn trách nhiệm được giao, không đôn đốc nhà thầu hoàn thiện các hư hỏng thuộc trách nhiệm bảo hành, dẫn đến công trình tiếp tục có những hư hỏng. Theo ông Bằng, có thể do Sở VH-TT-DL phải cùng lúc triển khai nhiều nhiệm vụ dẫn đến chồng chéo.
Đề cập đến trách nhiệm của nhà thầu (liên danh Công ty CP đầu tư xây dựng và Thương mại Huy Hoàng và Công ty TNHH TVTK&XD Ánh Tuyết), Phó Chủ tịch Điện Biên Vừ A Bằng cho biết, đơn vị thi công đã rất trách nhiệm đồng hành với UBND tỉnh trong việc ứng kinh phí để thực hiện giải phóng mặt bằng.
"Tuy nhiên, nhà thầu thi công thiếu trách nhiệm ở chỗ khi các cơ quan quản lý yêu cầu xử lý nhưng chậm trễ không làm. Ban quản lý có văn bản chỉ đạo, nhưng nhà thầu chưa thực hiện đúng. Chúng tôi xác định rõ việc công là công, tội là tội", ông Bằng thẳng thắn.
Đồng thời, vị Phó Chủ tịch Điện Biên cho biết sẽ tiếp tục đôn đốc chủ đầu tư, nhà thầu đẩy nhanh tiến độ sửa chữa, đảm bảo bàn giao cho Sở GTVT để thực hiện việc bảo trì.
Chủ đầu tư bất tuân chỉ đạo của tỉnhTheo ông Vừ A Bằng, tỉnh sau khi phát hiện địa chất có dấu hiệu sa mạc hóa đã yêu cầu chủ đầu tư bổ sung rãnh dọc để thoát nước. Tuy nhiên, theo thông tin VietNamNet thu thập được, Chủ đầu tư và đơn vị thi công vẫn chưa thực hiện đúng yêu cầu trên.
Cụ thể, tại đợt kiểm tra của Sở GTVT vào tháng 10/2021 chỉ ra nhiều vị trí của dự án đường Tà Lèng - Mường Phăng không được chủ đầu tư bổ sung hệ thống rãnh dọc dẫn đến nước đọng tại mặt đường, lề đường. Điển hình tại km8+600 (200m), km9+091-km9+112, km13+361 (100m)...
Ngoài ra, kiểm tra bằng trực quan, đoàn kiểm tra xác định nhiều vị trí trên tuyến rãnh dọc bị lấp tắc,có nơi rãnh hộp tắc 45cm/60cm dẫn tới đọng nước lề đường; một số rãnh hộp bị mất, hư hỏng tấm đan, một số vị trí xói sau rãnh.