Ông Nguyễn Anh Tuấn: Cơ chế chính sách về giá là một trong những công cụ hữu hiệu để điều tiết thị trường. Ảnh: T.T. Trong 2 ngày,ínhđúngtínhđủcácchiphícấuthànhgiáđốivớihànghóadịchvụbxhbd y ngày 22 và 23/10, Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) phối hợp với Tổ chức hợp tác quốc tế Đức (GIZ) tổ chức hội thảo đánh giá tình hình thực hiện chính sách quản lý giá đối với nhóm hàng hóa quan trọng thiết yếu và các giải pháp hoàn thiện nhằm đáp ứng mục tiêu tăng trưởng xanh, phát triển bền vững. Sử dụng công cụ chính sách giá để điều hành Phát biểu khai mạc hội thảo, ông Nguyễn Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Quản lý giá cho biết, vấn đề tăng trưởng xanh và phát triển bền vững luôn được quan tâm trên phạm vi toàn cầu, từ đó tạo động lực thúc đẩy các hoạt động nghiên cứu, hoàn thiện các chính sách phát triển kinh tế. Trong đó, các cơ chế chính sách về giá là một trong những công cụ hữu hiệu để điều tiết thị trường, điều tiết hoạt động sản xuất kinh doanh, phân bổ nguồn lực xã hội, góp phần tham gia ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội. Để kịp thời rà soát, đánh giá hệ thống pháp luật về giá, nghiên cứu định hướng trong việc xây dựng gắn với mục tiêu tăng trưởng xanh, phát triển bền vững, Tổ chức hợp tác quốc tế Đức (GIZ) đã lựa chọn lĩnh vực giá để hỗ trợ triển khai các hoạt động trong khuôn khổ chương trình Cải cách kinh tế vĩ mô, tăng trưởng xanh. Theo ông Nguyễn Anh Tuấn, việc hoàn thiện cơ chế quản lý, điều hành giá các mặt hàng tài nguyên, năng lượng quan trọng thiết yếu như xăng dầu, điện, than… là hết sức phù hợp với diễn biến thế giới và trong nước; góp phần thúc đẩy cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp, đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng, phát triển bền vững, bảo vệ môi trường thông qua cơ chế chính sách giá. Qua đó, sẽ giúp khuyến khích sản xuất, kinh doanh và thu hút đầu tư đối với các lĩnh vực sản xuất thân thiện với môi trường. “Những đóng góp, phân tích, đánh giá về quản lý giá đối với nhóm hàng hóa là tài nguyên, năng lượng, sẽ là cơ sở để Cục Quản lý Giá nghiên cứu, đề xuất định hướng hoàn thiện. Kết quả này sẽ góp phần quan trọng cho việc xây dựng Luật Giá (sửa đổi)”, ông Nguyễn Anh Tuấn nói. Trong bối cảnh tài nguyên thiên nhiên là hữu hạn, có nguồn tài nguyên đang dần bị cạn kiệt, năng lượng và biến đổi khí hậu đã trở thành chủ đề nóng toàn cầu, thì việc giảm dần sự lệ thuộc vào tài nguyên, khuyến khích sử dụng năng lượng tái tạo đã trở thành xu thế. “Chính sách giá cần đột phá, căn cơ hơn” Trình bày báo cáo là một nghiên cứu khá công phu của nhóm nghiên cứu, bà Nguyễn Thị Thúy Nga, Chuyên gia tư vấn của dự án GIZ cho biết, các chính sách về giá thời gian qua đã cơ bản đáp ứng yêu cầu đặt ra trong việc khuyến khích đầu tư, đa dạng hóa và nâng cao tỷ lệ cơ cấu tài nguyên, năng lượng sạch. Tuy nhiên, chính sách giá đối với tài nguyên, năng lượng vẫn còn hạn chế, cơ chế giá hiện nay mới chỉ giới hạn trong việc xây dựng mức giá tạm thời để khuyến khích đầu tư, kết cấu chi phí hợp lý, bảo vệ môi trường. | Bà Nguyễn Thị Thúy Nga: chính sách giá đối với năng lượng còn hạn chế |
Theo bà Nguyễn Thị Thúy Nga, trong thời gian tới, chính sách giá cần mang tính đột phá, căn cơ hơn nhằm không chỉ điều chỉnh căn bản hành vi về phía “cung” mà còn thay đổi tư duy, nhận tức từ phía “cầu”, khuyến khích người tiêu dùng sử dụng năng lượng có nguồn gốc tái tạo, thân thiện môi trường. Đối với giá xăng dầu, hiện nay được điều hành công khai, minh bạch, bám sát tín hiệu thị trường thế giới, theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Tuy nhiên, các chi phí đánh giá tác động đến môi trường chưa được tính toán đầy đủ vào giá bán, cộng thêm việc thuế môi trường đánh vào mặt hàng này so với mức độ ảnh hưởng của nó vẫn chưa đáng kể. Vì vậy, việc tính giá cơ sở hiện nay cần tính thêm các khoản chi phí về bảo vệ môi trường, xử lý chất thải, nước thải, khí thải ra môi trường. Điều này sẽ góp phần nâng cao ý thức sử dụng tiết kiệm nguồn tài nguyên, hạn chế tác động tới môi trường. Ví dụ như hiện nay, mặt hàng xăng sinh học E5 thân thiện với môi trường, nhưng việc sử dụng còn hạn chế do tâm lý người sử dụng chưa tin tưởng và chưa có kiến thức về việc sử dụng nguồn nhiên liệu sạch này. Đối với mặt hàng điện, đây là hàng hóa đặc biệt, giá bán thực hiện theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước phù hợp với cấp độ phát triển của thị trường điện lực. Ngoài điện thông thường, hiện nay nước ra có nhiều nhóm năng lượng tái tạo như điện gió, điện mặt trời, điện rác… được áp dụng theo cơ chế ưu đãi, mức giá thường cao hơn điện thông thường, khó cạnh tranh với điện thông thường nên cần có chính sách khuyến khích để phát triển điện tái tạo. Cùng với đó, giá điện thông thường cần tính đủ chi phí hơn nữa. Định hướng chính sách giá điện, nhóm nghiên cứu cho rằng, cần điều chỉnh giá bán điện theo hướng tính đúng tính đủ cho giá điện. Giá than là mặt hàng không thuộc diện bình ổn giá cũng như không thuộc diện Nhà nước định giá, có nghĩa, giá than thực hiện theo cơ chế thị trường. Tuy nhiên đây lại là đầu vào chính của một số mặt hàng thuộc danh mục hàng hóa thực hiện bình ổn giá như xi măng, sắt thép, phân bón, điện. Do đó, việc xác định và điều chỉnh giá than phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận, phê duyệt. Phải hạn chế tiêu dùng mặt hàng có hại môi trường Ông Ngô Đức Ảnh - Giám đốc Sở Tài chính Lào Cai cho rằng, trong cơ chế giá, cũng cần phải tính toán kỹ. Ví dụ như, một số đơn vị kinh doanh nước sạch, ở các địa bàn đầu tư khác nhau nhưng chỉ được thực hiện một cơ chế giá. Do đó, cần có nguyên tắc, phương pháp xây dựng giá theo hướng phân quyền cho địa phương, để khuyến khích thu hút đầu tư, sử dụng hiệu quả tài nguyên nước. Về bù giá nước, ông Ngô Đức Ảnh cho rằng, trên thực tế không khuyến khích được đầu tư, không tiết kiệm việc sử dụng nước. | Hội thảo nhận được nhiều ý kiến đóng góp của đại biểu. Ảnh: T.T |
Tham luận tại hội thảo, ông Lê Quang Dũng, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn TKV đề nghị cần thực hiện bình đẳng giá đối với các thành phần trong nền kinh tế. Về giá các loại khoáng sản, trong yếu tố cấu thành giá, có chi phí lớn về đảm bảo yếu tố môi trường. “Một đơn vị sản xuất, tiêu thụ than, đảm bảo theo đúng quy định của Luật Bảo vệ môi trường, nếu doanh nghiệp không thực hiện tuân thủ, thì giá thành sẽ rất khác”, ông Dũng nói. Theo ông Trương Bá Tuấn, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách tài chính (Bộ Tài chính), lĩnh vực giá là rất quan trọng. Để đảm bảo phát triển bền vững, tăng trưởng xanh, nguyên tắc điều hành chính sách thuế, phí hiện nay đó là “người gây ô nhiễm thì phải trả tiền”. Hiện nay, chúng ta thực hiện mục tiêu kép, vừa huy động nguồn cho ngân sách, vừa phải khuyến khích sử dụng năng lượng xanh, tái tạo. Tuy nhiên, ở khía cạnh khác, trong xây dựng chính sách tài chính về giá liên quan đến tăng trưởng xanh, ông Trương Bá Tuấn cho rằng, cơ quan quản lý cần đánh giá kỹ từ thực tiễn, bởi nếu quá coi trọng yếu tố môi trường, thì sẽ ảnh hưởng tới quyền lợi của người tiêu dùng nếu giá tăng quá cao. Theo bà Nguyễn Thị Thúy Nga, để đáp ứng mục tiêu tăng trưởng xanh, phát triển bền vững, trong thời gian tới cần rà soát, đánh giá và nghiên cứu bổ sung đưa vào danh mục nhà nước quản lý (bình ổn, định giá, kê khai) đối với những hàng hóa, dịch vụ là nguyên liệu đầu vào quan trọng cho sản xuất các hàng hóa, dịch vụ xanh nhằm giảm giá hoặc ổn định giá cả đầu vào để hỗ trợ cho phát triển sản xuất lĩnh vực xanh, bảo vệ môi trường. Đặc biệt, trên cơ sở nguyên tắc định giá hàng hóa, dịch vụ, cần nghiên cứu, xây dựng phương pháp định giá đối với hàng hóa, dịch vụ xanh đảm bảo tính đúng, tính đủ các yếu tố đầu vào với lộ trình và mức giá cạnh tranh. Đối với các sản phẩm không thân thiện môi trường, trong cơ cấu tính giá, theo bà Nguyễn Thị Thúy Nga, cần phải gắn với việc bổ sung phí bảo vệ môi trường, hoặc thuế, phí, nhằm hạn chế tiêu dùng./. Minh Anh |