【kết quả middlesbrough】Hàng trung chuyển qua Cái Mép sẽ tăng trưởng mạnh nếu thủ tục được tháo gỡ
作者:La liga 来源:World Cup 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-10 17:22:28 评论数:
TheàngtrungchuyểnquaCáiMépsẽtăngtrưởngmạnhnếuthủtụcđượctháogỡkết quả middlesbrougho Tổng công ty Tân cảng, tiềm năng của cụm cảng nước sâu Cái Mép rất lớn, có khả năng đón những con tàu trọng tải lớn lên đến 20.000 TEU. Bên cạnh đó, hoạt động trung chuyển qua cảng Cái Mép (Việt Nam) còn có lợi thế lớn về thời gian và giá cả so với nhiều nước khác.
Tuy nhiên, hiện nay việc có nhiều quy định, đặc biệt là không rõ ràng giữa hàng quá cảnh và hàng trung chuyển làm các hãng tàu e ngại do còn liên quan đến nhiều quy định ràng buộc khác, dù đã có hướng dẫn thủ tục đối với hàng trung chuyển tại một cảng và giữa các cảng.
Chính vì vậy, theo Tổng Công ty Tân Cảng, nếu thủ tục hải quan được tháo gỡ và rõ ràng hơn, sản lượng hàng trung chuyển sẽ tăng mạnh tại khu vực Cái Mép, có thể tăng trưởng 50%/năm, công suất có thể đạt mức 1,2 triệu TEU/năm-1,5 triệu TEU/năm, vì hiện nay tuyến dịch vụ tiếp tục tăng tại cảng Cái Mép, hàng nhiều hơn và nhu cầu trung chuyển giữa các tàu cũng tăng.
Hiện tại hoạt động trung chuyển hàng hóa đang gặp vướng mắc do quy định tại Điều 44 Nghị định 08/2015/NĐ-CP: Hàng hóa trung chuyển là hàng hóa từ nước ngoài đưa vào khu vực trung chuyển, sau đó được đưa ra nước ngoài trực tiếp từ khu vực trung chuyển này; không được vận chuyển trong lãnh thổ Việt Nam để XK qua cửa khẩu khác trừ trường hợp thực hiện theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Hàng hóa trung chuyển được đưa ra nước ngoài toàn bộ hoặc từng phần của lô hàng đã chuyển vào cảng.
Để tháo gỡ vướng mắc phát sinh trong thực tế, Tổng cục Hải quan đã dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 08/2015/NĐ-CP theo hướng phân định rõ hàng trung chuyển và hàng quá cảnh. Bên cạnh đó, vướng mắc về vận chuyển hàng trung chuyển qua lại giữa các cảng sẽ được tháo gỡ theo hướng: Hàng hóa trung chuyển là hàng hóa được vận chuyển từ nước ngoài vào Việt Nam để đưa vào khu vực trung chuyển tại cảng biển sau đó được đưa ra nước ngoài từ chính cảng này hoặc được vận chuyển bằng đường thủy nội địa, đừa biển đến khu vực trung chuyển tại cảng biển khác để đưa ra nước ngoài. Hàng hóa trung chuyển được đưa toàn bộ ra nước ngoài một lần hoặc nhiều lần. Cảng biển thực hiện trung chuyển hàng hóa là cảng biển loại IA và cảng TP.HCM.
Bên cạnh đó, để đảm bảo đúng bản chất của loại hình quá cảnh, trung chuyển, dự kiến dự thảo nghị định sẽ quy định về chính sách quản lý đối với từng loại. Chẳng hạn đối với hàng trung chuyển, hồ sơ hải quan đối với hàng trung chuyển chỉ bao gồm: Tờ khai vận chuyển hoặc chứng từ thay thế tờ khai theo quy định của Bộ Tài chính; chứng từ vận tải; văn bản đồng ý của Thủ tướng Chính phủ đối với trường hợp vận chuyển hàng hóa cấm trung chuyển.
Dự thảo Nghị định sẽ quy định rõ hàng hóa cấm trung chuyển (các loại vũ khí, đạn dược, vật liệu nổ, trang thiết bị kỹ thuật quân sự; các loại ma túy; chất thảo nguyên tử và các loại hóa chất độc thuộc Danh mục hóa chất độc hại cấm XK, NK theo các quy định của pháp luật Việt Nam; hàng hóa thuộc danh mục mặt hàng cấm buôn bán, giao dịch theo các điều ước quốc tế, nghị quyết của liên hợp quốc; hàng hóa thuộc danh mục mặt hàng cấm chỉ được trung chuyển khi được Thủ tướng Chính phủ cho phép).
Hướng tháo gỡ của Tổng cục Hải quan đã được đại diện nhiều DN cảng đánh giá cao tại hội nghị được tổ chức mới đây (ngày 9/8) để lấy ý kiến DN về dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 08/2015/NĐ-CP liên quan đến quy định thủ tục hải quan đối với hàng trung chuyển, quá cảnh.