您现在的位置是:Nhận Định Bóng Đá >>正文

【nhận định kèo phạt góc hôm nay】Ngành Dệt may: Tận dụng cơ hội từ CPTPP

Nhận Định Bóng Đá588人已围观

简介Ngành dệt may Việt Nam không ngừng nâng cao giá trị gia tăng Cơ hội từ các thị trường mớiNgay khi CP ...

Ngành Dệt may: Tận dụng cơ hội từ CPTPP
Ngành dệt may Việt Nam không ngừng nâng cao giá trị gia tăng

Cơ hội từ các thị trường mới

Ngay khi CPTPP được ký kết,ànhDệtmayTậndụngcơhộitừnhận định kèo phạt góc hôm nay câu hỏi đặt ra là lợi ích của ngành dệt may có đạt được như kỳ vọng nữa hay không khi Mỹ - thị trường chiếm tới 48% tỷ trọng xuất khẩu của ngành - không tham gia. Về vấn đề này, ông Lê Tiến Trường - Tổng giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam - cho hay: Mặc dù Mỹ không tham gia CPTPP nhưng vẫn còn những thị trường đầy tiềm năng khác, đặc biệt là Australia, Canada. Đây là 2 thị trường có quy mô sử dụng hàng dệt may khá lớn với khoảng 10 tỷ USD/năm, trong khi thị phần xuất khẩu (XK) của Việt Nam còn nhỏ, chỉ khoảng 500 triệu USD.

Ở khía cạnh khác, tổng cầu của thị trường dệt may thế giới trong 5 năm gần đây không thay đổi, dao động ở mức 700 tỷ USD/năm. Trong khi đó, các quốc gia sản xuất hàng dệt may liên tục đưa ra các chính sách ưu đãi nhằm thu hút đơn hàng. Vì vậy, cạnh tranh trong XK dệt may ngày một khốc liệt. Ngành dệt may xác định, nếu không có CPTPP, việc duy trì tốc độ tăng trưởng kim ngạch XK trên 3 tỷ USD trong những năm tới là rất khó khăn. Hiện, CPTPP và Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU đã được ký kết, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh kinh tế Á - Âu thực thi sẽ giúp ngành duy trì được tốc độ tăng trưởng kim ngạch XK khoảng 3 - 3,5 tỷ USD một năm.

Áp lực cần tháo gỡ

Như vậy, CPTPP vẫn sẽ là động lực đủ mạnh thúc đẩy tăng trưởng XK cho ngành dệt may Việt Nam khi đưa ra những ưu đãi thuế quan hấp dẫn. Tuy nhiên, CPTPP quy định ngặt nghèo các cam kết về lao động, môi trường. Cũng như các ngành thâm dụng lao động khác, dệt may phải đối mặt với rất nhiều thách thức nếu chính sách về lao động, bảo hiểm, tiền lương không được giữ ổn định lâu dài. Sự thay đổi hàng năm của các chính sách này đang gây áp lực lớn lên DN.

Trong 3 năm vừa qua, tỷ giá đồng Việt Nam rất ổn định, trong khi các quốc gia XK dệt may khác lại có xu hướng giảm giá đồng tiền để kích thích XK, khiến ngành phải chịu hai tầng áp lực là tăng chi phí và đồng tiền tăng giá so với đồng tiền của các đối thủ cạnh tranh khác. Đặc biệt, với quy tắc xuất xứ từ sợi - toàn bộ quá trình kéo sợi, dệt vải, nhuộm, hoàn tất và may quần áo phải được thực hiện trong nội khối CPTPP; hay khâu dệt nhuộm - điểm "đứt gãy" của cả chuỗi giá trị ngành dệt may Việt Nam - sẽ là vật cản đáng kể cho DN khi muốn mở rộng đơn hàng và hưởng ưu đãi thuế quan 0% tại các thị trường nội khối CPTPP.

Ông Lê Tiến Trường cho rằng, đây là các rào cản phải giải quyết, giúp ngành dệt may Việt Nam tận dụng được ưu đãi trong các hiệp định thương mại tự do, trong đó có CPTPP. Lãnh đạo Tập đoàn Dệt may Việt Nam cũng đề xuất: Với thị trường mới trong CPTPP, nhất là thị trường tiềm năng, cơ quan thương vụ ở các nước quan tâm, hỗ trợ DN tiếp cận với thị trường sớm nhất, tận dụng được lợi thế cho ngay đơn hàng mùa thu - đông 2018 (đặt hàng cho năm 2019) sẽ diễn ra khoảng tháng 7 - 8/2018; triển khai hoạt động giới thiệu và đẩy mạnh tiêu thụ các sản phẩm mới và dịch vụ thiết kế của ngành...

Ông Lê Tiến Trường - Tổng giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam: Dệt may Việt Nam không đi theo hướng nhận đơn hàng giá rẻ nhất mà theo hướng giá hợp lý nhất với sự đòi hỏi về tay nghề và kỹ thuật cao nhằm khai thác lợi thế nhân công chất lượng tốt, nâng cao giá trị gia tăng cho ngành
TIN LIÊN QUAN
Hiệp định CPTPP: Truyền thông điệp về chống chủ nghĩa bảo hộ
Kỳ vọng CPTPP

Tags:

相关文章